Dân tộc Thái là một trong những dân tộc thiểu số ở Việt Nam nước ta. Trải qua hàng trăm năm sinh sống và lao động sản xuất, người dân tộc Thái đã tạo nên được những nét văn hóa độc đáo và đặc sắc cho dân tộc và vùng miền của mình giúp cho nên văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung thêm rực rỡ và đa dạng. Trong bài viết dưới đây, ninistore sẽ giới thiệu đến cho bạn một vài phong tục và nghi lễ đám cưới dân tộc Thái được giữ gìn từ xa xưa cho đến ngày nay.
Phong tục, nghi lễ đám cưới dân tộc Thái
Dân tộc Thái ở Việt Nam có dân số đông đứng thứ 3 cả nước sau người Kinh và người Tày, họ sống rải rác ở các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Nghệ An và một số vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên… Đây là dân tộc sở hữu rất nhiều nét văn hóa đẹp và đặc sắc đặc biệt là tục cưới hỏi.
“Trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng” từ bao đời nay đã trở thành quy luật của toàn xã hội. Và ở người Thái cũng vậy, khi con trai và con gái đến tuổi trưởng thành, họ sẽ được chủ động tìm hiểu và lựa chọn người bạn đời của mình, ít theo sự sắp đặt của cha mẹ.
Hòa nhập với sự phát triển của xã hội, một số phong tục cưới hỏi rườm rà, phức tạp của người Thái đã được giản lược bớt như tục trộm vợ, thăm tháng, tục rửa chân… Tuy nhiên vẫn có nhiều nghi thức, nghi lễ trong cưới hỏi được đồng bào nơi đây duy trì và gìn giữ cho tới tận ngày nay, cụ thể đó là:
Nghi lễ “Dướn dăng”(Lễ dạm ngõ)
Khi đôi nam nữ đã thương nhau qua thời kỳ tìm hiểu, mong muốn đi đến hôn nhân thì sẽ về nhà báo cho bố mẹ hai bên cùng biết. Sau đó, nhà trai sẽ cử người mang trầu cau đến thăm nhà gái để hỏi vợ cho con, hai bên tiến hành nghi lễ “Dướn dăng” tức là Lễ dạm ngõ. Trong buổi này, nếu 2 bên gia đình đều ưng thuận thì sẽ đi đến thống nhất với nhau về ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới.
Tham khảo thêm: Kiểu đồ mặc đi bưng quả phù hợp nhất
Thách cưới
Cũng giống như ở một số vùng miền của người dân tộc Kinh, trong hôn nhân của người Thái cũng có tục Thách cưới. Nếu như trước đây, nhà gái thường thách cưới nhà trai 1 con nghé và 2 nén bạc thì ngày nay đã được thay thế bằng tiền mặt.
Và điểm đặc biệt trong phong tục đám cưới dân tộc Thái đó là trong khoảng thời gian chờ đến ngày tổ chức hôn lễ, nhà gái phải chủ động sắm sửa tất cả mọi thứ như dệt vải, mua váy, chăn, gối, nệm… Và chuẩn bị quà cáp cho từng người bên nhà trai như ông bà, bố mẹ, anh chị, chú bác như quần áo, gối, chăn… Nhà gái chuẩn bị được bao nhiều đồ thì nhà trai phải chuẩn bị người để khiêng lễ về.
Nghi lễ Tát nước
Đến buổi đón dâu, đoàn nhà trai phải vượt qua nghi lễ “Tát nước” mà nhà gái đã chuẩn bị sẵn. Khi nhà trai vừa bước vào cổng, bên nhà gái sẽ hất nước làm cho người nhà trai bị ướt, nhất là tập trung vào ông mối và chú rể.
Nghi thức Quỳ lạy
Tiếp đến, nhà trai phải xin nhà gái không tát nước nữa, chú rể sẽ vào trong nhà thay quần áo để tiếp tục tiến hành nghi thức tiếp theo đó là nghi thức Quỳ lạy. Lúc này, ông mối sẽ dọn lễ gồm có trầu cau, rượu, gà… và giới thiệu các thành viên trong gia đình nhà trai.
Chú rể sẽ bắt đầu mời rượu và quỳ lạy tổ tiên, ông bà và bố mẹ bên nhà gái. Và một trong những nét văn hóa cưới hỏi rất đặc sắc của dân tộc Thái không thể lẫn với các đồng bào dân tộc khác đó là trong lúc chú rể quỳ lạy, người nhà cô dâu sẽ bất ngờ xông vào xô ngã chú rể để chú rể không thể quỳ lạy thành công.
Sau khi hoàn tất nghi thức Quỳ lạy, nhà trai bắt buộc phải ở lại nhà gái để tổ chức ăn uống qua đêm, khi rạng sáng mới được phép rước dâu đi. Bởi người Thái quan niệm rằng đây là thời điểm quy tụ nhiều tinh túy của đất trời nên cuộc sống hôn nhân của đôi tân lang tân nương về sau sẽ được may mắn và hạnh phúc.
Tham khảo thêm: Cho thuê trang phục truyền thống nước Nga tại TpHCM
Lễ “Phúc beeng”(Lễ tơ hồng)
Vào lúc nửa đêm hoặc rạng sáng trong thời gian chờ đợi đến giờ rước dâu, ông mối sẽ tiến hành làm lễ “Phúc beeng” với lễ vật gồm có gà, xôi, trứng gà, trầu cau… Tiếp đến, ông mối sẽ chuẩn bị 1 hũ rượu cần và 2 vòi uống rượu, 2 vòi này được buộc bằng 1 sợ dây gai. Cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau uống hũ rượu cần này.
Sau đó, ông mối sẽ chia cho cô dâu và chú rể mỗi người 1 cái đùi gà và nửa quả trứng gà luộc. Điều này mang ý nghĩa là cuộc sống vợ chồng sau này sẽ gắn bó keo sơn, hòa thuận và êm ấm.
Cuối cùng, sau khi nhà trai đã đón được cô dâu về nhà thì tiệc cưới sẽ được bắt đầu. Lúc này, nhà trai sẽ chuẩn bị mâm cơm để tiếp đón nhà gái và họ hàng, khách khứa. Nhà trai phải có nhiệm vụ thực hiện tất cả các món ăn mà nhà gái yêu cầu.
Và trong đám cưới, chú rể sẽ đưa cô dâu đi chúc rượu từng người trong gia đình 2 bên và quan khác. Cùng với đó là các cặp đôi nam nữ 2 bên nhà trai và nhà gái sẽ hát đối đáp giao duyên.
Phụ dâu ở lại qua đêm để ngủ cùng cô dâu
Khi mọi việc đã xong xuôi, họ nhà gái ra về thì sẽ chỉ có dâu và một phụ dâu qua đêm ở nhà trai. Và đêm đầu tiên ở nhà trai, cô dâu và chú rể chưa được ngủ cùng nhau mà phụ dâu sẽ ngủ cùng cô dâu, cho tới khi cô dâu và chú rể lại mặt nhà ngoại thì phụ dâu mới được theo về.
Đám cưới dân tộc Thái với những phong tục, nghi lễ độc đáo đã tô vẽ thêm cho bức tranh văn hóa dân tộc trở nên đặc sắc và phong phú hơn. Đây là những nét đẹp rất riêng mà trong đời sống văn hóa- xã hội hiện nay mỗi chúng cần phải biết trân trọng, gìn giữ và phát huy.
Có thể bạn quan tâm: