Hiện nay do xã hội ngày càng phát triển, mà có rất nhiều cô dâu chú rể kết hôn với người công giáo và những người không theo đạo công giáo cũng có thể kết hôn được với người công giáo. Đây được gọi là kết hôn dị giáo, điều này giúp cho phong tục trong đám cưới ngày càng đa dạng nhiều màu sắc với những nghi thức lễ khác nhau của mỗi người theo đạo. Tiếp theo sẽ là nghi thức làm lễ gia tiên công giáo cần phải biết cho những nàng dâu, chàng rể nào kết hôn với người theo đạo công giáo.
Nghi thức làm lễ gia tiên công giáo tại nhà gái
Giống như nghi thức làm lễ gia tiên với những người bình thường, thì nghi thức làm lễ gia tiên công giáo cũng chia ra thành 3 công đoạn: lễ dạm ngõ – lễ đám hỏi (hay còn được gọi là lễ đính hôn) – đám cưới. Đối với ngày đám cưới của người công giáo thì sẽ có lễ vu quy tại nhà gái và lễ tân hôn tại nhà trai. Và trong tất cả những nghi thức lễ cưới trên thì người công giáo sẽ thực hiện, cử hành theo nghi thức truyền thống của người công giáo là: Tạ Ơn Thiên Chúa – Kính Nhớ Tổ Tiên – Lễ Mừng Cha Mẹ.
. Tạ Ơn Thiên Chúa: Người công giáo quan niệm và cho rằng thiên chúa là người đã tạo ra con người và vũ trụ. Là cội nguồn của mọi sự trên thế gian, cả những mối liên kết nhân duyên cũng do ngài sắp đặt. Cho nên, cả cô dâu chú rể phải dâng lời cảm tạ của mình đến với thiên chúa.
. Kính Nhớ Tổ Tiên: Đối với nghi thức làm lễ gia tiên đối với những người khác cũng vậy, không khác gì với người công giáo. Việc bái lạy và thắp nhang xá 3 lạy để tưởng nhớ tổ tiên, nhờ có tổ tiên mới có lương duyên cho cô dâu chú rể ngày hôm nay. Đó là việc mà phận con, phận cháu nào cũng nên làm để tưởng nhớ đến những người lớn đã khuất trong gia đình, dòng họ.
. Lễ Mừng Cha Mẹ: Cha mẹ là người có công đức sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ khôn lớn cho đến lúc con cái thành gia lập thất, dựng vợ gả chồng. Là người có công lao to lớn đối với bất kì người con nào, cho nên việc thực hiện nghi thức Lễ Mừng Cha Mẹ ở lễ gia tiên công giáo sẽ được thực hiện cả hai bên nhà trai và nhà gái để cảm tạ công đức nuôi dưỡng của cha mẹ đối với cô dâu chú rể.
Với việc làm lễ gia tiên công giáo tại gia đình nhà gái thì việc chuẩn bị đầu tiên đó chính là trang trí lại bàn thờ gia tiên của gia đình (Đây là trường hợp cả hai bên gia đình nhà trai, nhà gái đều là người công giáo). Hình ảnh của tổ tiên gia đình nhà gái sẽ được đặt dưới bàn thờ chúa cùng nhang đèn và những mâm hoa quả được trang trí đẹp mắt. Bàn thờ thiên chúa thì được đặt trên đầu, nhà gái có thể trang trí thêm cho bàn thờ thiên chúa câu nói Thiên Chúa Là Tình Yêu cùng với một ít đèn led để trong đẹp mắt hơn, nên trông nến trắng trên bàn thờ thiên chúa suốt buổi lễ.
Đối với một trong hai bên gia đình không theo đạo công giáo thì nghi thức làm lễ gia tiên công giáo sẽ chỉ được một bên. Một bên còn lại sẽ thực hiện theo những nghi thức và lễ nghi làm lễ gia tiên như bình thường. Vì một trong hai gia đình không theo đạo công giáo sẽ không thờ bàn thờ thiên chúa nên không cần phải thực hiện những nghi thức làm lễ gia tiên của người theo đạo công giáo.
Đến thời gian ấn định thì người chủ hôn đại diện gia đình cùng đoàn nhà trai sẽ tiến hành Lễ nhập gia. Sau đó thì chủ hôn hai bên gia đình họ nhà trai và họ nhà gái sẽ tiến hành những quy trình trong nghi thức làm lễ gia tiên công giáo tại nhà gái như sau:
– Hai bên gia đình chào hỏi và ổn định chỗ ngồi
– Nhà trai giới thiệu những thành viên tham dự buổi lễ bên đoàn nhà trai
– Nhà trai giới thiệu mục đích buổi lễ và từng mâm quả cưới hỏi của nhà trai mang đến
– Nhà gái giới thiệu những thành viên tham dự buổi lễ bên gia đình nhà gái
– Nhà gái đáp lời chấp thuận và gửi lời cảm ơn chân thành đến với gia đình nhà trai khi không quản đường xá xôi đến xin hỏi cưới con cháu họ nhà gái
– Tiến hành nghi thức lễ gia tiên tại họ nhà gái: Tạ Ơn Thiên Chúa – Kính Nhớ Tổ Tiên – Lễ Mừng Cha Mẹ
– Hai bên gửi lời chúc phúc đến cô dâu chú rể
– Hai bên gia đình nhà trai và nhà gái dự tiệc (nếu có)
– Nhà trai xin từ biệt với gia đình nhà gái và ra về
Nghi thức làm lễ gia tiên công giáo tại nhà trai
Nghi thức làm lễ gia tiên công giáo tại nhà trai theo trình tự cũng khá giống với gia đình họ nhà gái, chỉ có thêm nghi lễ xin dâu và đón cô dâu về nhà trai. Nghi thức làm lễ gia tiên công giáo tại nhà trai như sau:
– Hai bên gia đình chào hỏi và ổn định chỗ ngồi
– Nhà trai giới thiệu những thành viên tham dự buổi lễ bên đoàn nhà trai
– Nhà trai ngỏ lời làm lễ xin dâu
– Nhà gái chấp nhận, đồng ý
– Hai bên gia đình tiến hành lại quả trước cổng hoa
– Đón cô dâu về nhà trai bằng xe cưới
– Hai bên gia đình nhà trai và nhà gái ổn định chỗ ngồi bên buổi lễ gia đình nhà trai
– Giới thiệu những thành viên không thể tham dự Lễ Rước Dâu
– Tiến hành nghi thức lễ gia tiên công giáo tại nhà trai: Tạ Ơn Thiên Chúa – Kính Nhớ Tổ Tiên – Lễ Mừng Cha Mẹ
– Hai bên gia đình gửi lời chúc phúc và cảm ơn cho nhau
– Hai bên gia đình cùng nhau dự tiệc (nếu có)
– Nhà gái từ biệt và ra về
Với những người không có theo đạo công giáo trước khi kết hôn với người công giáo thì bắt buộc phải đi học giáo lý hôn nhân của đạo công giáo. Sau khi học xong và kết hôn, thì người học có thể lựa chọn theo hoặc không theo đạo công giáo của chồng hoặc vợ.
Đây là một số nghi thức làm lễ gia tiên công giáo của một số gia đình hiện nay. Mỗi gia đình có thể thực hiện hoặc là bỏ bớt, hay một số gia đình vẫn còn giữ nhiều lễ nghi truyền thống công giáo khác thì có thể thêm bớt tùy vào mỗi gia đình để hôn lễ cho cô dâu chú rể được cử hành trọn vẹn hơn. Còn đối với trường hợp nhà trai hoặc nhà gái không theo đạo công giáo thì hai bên có thể sắp xếp, chuẩn bị sao cho linh động và phù hợp hơn cho lễ cưới.