Buổi lễ đính hôn cần chuẩn bị những gì? Cô dâu chú rể và hai bên gia đình cần phải chuẩn bị những sính lễ, nghi thức ra sao? Dưới đây là 10 việc cần PHẢI chuẩn bị trong lễ Đính Hôn mà bạn cần biết.
Tóm tắt nội dung
Lễ đính hôn là gì?
Lễ đính hôn là một hình thức thông báo chính thức của 2 bên gia đình về việc đám cưới sắp diễn ra của 2 con em bên gia đình. Nó giống như 1 hình thức hứa hẹn chính thức sẽ gả cho người con của bên kia. Nó là lời hứa hẹn được hai bên gia đình, tổ tiên đồng thuận chấp nhận. Cũng chính là một lời thông báo chính thức cho các bạn bè, hàng xóm đến chung vui với buổi lễ thành hôn tiếp sau đó.
Ý nghĩa của lễ đính hôn?
Lễ đính hôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với 2 bên gia đình, với chính 2 vợ chồng sắp cưới đó.
Là lời thông báo chính thức cho đám cưới
Lễ đính hôn là một thông báo chính thức có sự chứng kiến của 2 bên gia đình. Một lời thông báo chính thức về buổi lễ thành hôn, về sự chung đôi của cô dâu và chú rể. Đó cũng là ngày mà hai bên bố mẹ, ông bà gia đình ngồi lại nói chuyện với nhau. Bên nhà trai ngỏ lời hỏi con gái cho con trai của họ. Cũng chính là buổi họp bàn về việc chuẩn bị đám cưới cho hai con như thế nào.
Là buổi lễ báo cáo gia tiên
Đây cũng là buổi lễ báo cáo với gia tiên. Là lời thỉnh an cũng như cầu mong gia tiên phù hộ cho hạnh phúc 2 con. Là ngày lên nén hương để thỉnh an đến những ông bà, những cha ông đã khuất về việc 2 con về chung nhà.
Đó là những ý nghĩa cơ bản nhất của buổi lễ đính hôn mà bạn nên biết.
Lễ đính hôn và ăn hỏi có giống nhau không?
Lễ đính hôn và ăn hỏi là 1. Nó chỉ khác nhau về tên gọi vùng miền mà thôi. Miền nam sẽ gọi là đính hôn. Miền bắc gọi là đám ăn hỏi. Sự khác nhau chỉ nằm trong tên gọi. Còn lại toàn bộ các nghi thức đều thực hiện giống hệt nhau.
10 việc cần PHẢI chuẩn bị trong lễ Đính Hôn
Xem ngày đẹp
Cưới xin, ăn hỏi đều phải xem ngày đẹp cẩn thận. Bởi đó là chuyện trăm năm, là câu chuyện gắn bó 1 đời. Chính vì thế, hãy xem ngày, xem giờ đẹp dựa trên tuổi của cô dâu chú rể. Chọn đúng giờ đẹp để nhà trai đem sính lễ sang bên nhà gái. Đồng thời cũng cần phải xác định được luôn ngày cưới sau ngày đám hỏi đó.
Việc xem ngày ăn hỏi, cưới xin này thường thì bố mẹ, phụ huynh sẽ là người lo liệu việc xem ngày này.
Chuẩn bị sính lễ – đối với nhà trai
Đối với nhà trai, việc chuẩn bị sính lễ chính là một trong những việc quan trọng bậc nhất mà nhà trai cần phải chuẩn bị. Sính lễ đối với nhà gái trong việc ăn hỏi, nói chuyện đính hôn phải bao gồm các sính lễ bao gồm: Trầu cau, rượu, bánh phu thê,… và thêm những loại sính lễ bổ sung khác mà hiện nay các gói sính lễ có sẵn thường đã chuẩn bị đầy đủ.
Đây là sính lễ nhà trai dùng để hỏi con gái về nhà cho họ. Là của hồi môn mà nhà trai dùng để hỏi, để tỏ lời biết ơn đến với nhà gái.
Chuẩn bị bao lì xì cho đội bê tráp nhà gái
Trong ngày đính hôn, ngày ăn hỏi thường sẽ phải có đội ngũ nhà trai và nhà gái bê tráp, bưng các lễ vật. Đội ngũ nhà trai trao lẽ vật thì bên nhà gái sẽ đón nhận. Khi ấy, nhà trai cũng cần phải chuẩn bị lì xì cho đội bê lễ bên nhà gái. Đây được xem là đồng tiền may mắn, là lời cảm ơn với sự đáp lễ đó.
Chuẩn bị nhẫn đính hôn
Nhẫn đính hôn chính là một trong những thứ mà cô dâu và chú rể tự chuẩn bị cho nhau. Là chiếc nhẫn trao duyên với nhau, là lời hẹn ước của 2 trái tim hứa hẹn ngày chung đôi sắp đến. Nó giống như một lễ vật thiên liêng và vô cùng quan trọng không thể thiếu được mà các cặp đôi cần phải đặc biệt chuẩn bị.
Chuẩn bị xe cộ, phương tiện đi lại
Đối với nhà trai và nhà gái ở xa nhau thì việc quan trọng không thể thiếu cần phải chuẩn bị đó là phương tiện di chuyển đi lại cho việc đến nhà gái tổ chức buổi ăn hỏi, đính hôn. Tổ chức chuẩn bị xe di chuyển cần phải tính xem số người di chuyển nhiều hay ít để chuẩn bị được đầy đủ và chu đáo nhất.
Cô dâu chú rể chuẩn bị trang phục đính hôn
Một trong những thứ không thể thiếu được nữa phải kể đến đó chính là trang phục của cô dâu chú rể trong buổi lễ đính hôn. Trong buổi lễ đính hôn thường thì cô dâu sẽ mặc trang phục áo dài truyền thống. Chú rể thường sẽ mặc vest. Đó là trang phục thích hợp nhất cho việc tổ chức đám ăn hỏi mà cô dâu và chú rể xưa nay vẫn mặc.
Chuẩn bị thiệp mời khách dự đám ăn hỏi
Thiệp mời khách dự đám cưới ăn hỏi cũng là một trong những thế không thể nào thiếu được. Bạn cũng cần dựa vào số lượng những người dự định sẽ mời cho đám ăn hỏi đó. Sau đó thiết kế thiệp mời đúng theo những số lượng đã mời đó cho buổi ăn hỏi.
Chuẩn bị phông bạt không gian ăn hỏi
Nhà trai và nhà gái đều cần phải tổ chức thiết kế phông bạt cho không gian tổ chức đám ăn hỏi. Đây là điều mà cả 2 bên đều tự lo liệu. Liên hệ với địa chỉ cung cấp dịch vụ phông bạt để được tổ chức chuyên nghiệp hơn nhé!
Chuẩn bị mâm cỗ
Ngày làm lễ đính hôn, hai bên gia đình cũng sẽ tổ chức ăn hỏi với số lượng mâm cỗ dành cho hai bên gia đình. Chính vì vậy. những vấn đề ;liên quan đến mâm cỗ ăn uống cũng là thứ không được bỏ qua. Cần chuẩn bị hết sức chu đáo cho mâm cỗ diễn ra trong ngày ăn hỏi được đảm bảo nhất! Đồng thời cũng phải lên kế hoạch định lượng số mâm cỗ cần cho ngày ăn hỏi đó nhé!
Chuẩn bị lời nói và người đại diện với nhà gái – với bên nhà trai
Bên nhà trai cũng phải tiến hành sắp xếp người đại diện nói chuyện với bên gia đình nhà gái để hỏi cô dâu về nhà. Đó là những điều mà các bậc cha mẹ phụ huynh cần tự chuẩn bị trước.
Trên đây là toàn bộ những thứ mà gia đình, cô dâu chú rể cần phải chuẩn bị cho ngày đính hôn cũng như ngày làm lễ thành hôn.
Nghi thức diễn ra của lễ đính hôn
Vậy nghi thức của lễ đính hôn thường diễn ra theo các trình tự như thế nào? Dưới đây là toàn thứ tự nghi thức đính hôn mà bạn có thể tham khảo qua.
Nghi thức trao lễ vật
Nhà trai sẽ tiến đến nhà gái, chú rể là người bước vào nhà gái cùng với người đại diện để trao sính lễ. Sau khi được chấp nhận sính lễ thì bên đội hình bê lễ sẽ tiến vào nhà gái cũng họ hàng để chuẩn bị ngồi bàn chuyện.
Nghi thức cô dâu ra mắt hai họ
Tiếp đến, đó là cô dâu ngồi trong phòng chờ sẽ ra mắt hai bên hai họ. Cô dâu và chú rể sẽ đứng nghe người lớn trò chuyện và ra mắt hai bên gia đình.
Lên hương báo cáo tổ tiên
Tiếp đến đó là nghi lễ quan trọng không thể nào bỏ qua được. Đây là nghi lễ cô dâu và chú rể cùng lên hương báo cáo tổ tiên về sự thành đôi của hai người. Là lời báo cáo với ông bà, cha mẹ về ngày 2 người nên duyên. Đây là nghi lễ bắt buộc không thể nào bỏ qua được.
Trao nhẫn đính hôn và tiền quà bưng lễ cho nhà gái
Sau khi đã thắp hương báo cáo tổ tiên xong thì hai bên gia đình sẽ chứng kiến hai con trao cho nhau chiếc nhẫn đính hôn. Và nhà gái sẽ đón nhận những món quà mà nhà trai đã chuẩn bị sẵn. Đặc biệt là những món quà tiền may mắn và nhà trai đã chuẩn bị cho đội ngũ bưng nhận lễ nhà gái.
Nhà gái lại quà cho nhà trai
Cuối cùng, trước khi nhà trai trở về, nhà gái sẽ lại quà cho nhà trai. Đó là một ít trầu cau, một ít đồ sính lễ. Đây được gọi là bước lại quà của nhà gái đối với nhà trai. Hay còn được gọi là lễ hồi môn mà nhà gái chuẩn bị cho nhà trai.
Một số gia đình sẽ tổ chức ăn uống mâm cỗ luôn sau khi các nghi lễ trên kết thúc. Trên đây là toàn bộ những nghi lễ ngày đính hôn hay còn gọi là ăn hỏi mà bạn có thể tham khảo để hiểu hơn về tục cưới xin ở nước mình.
Giới thiệu website: cachtinhthansohoc.com là một trang web chuyên về việc chia sẻ kiến thức về thần số học và các khía cạnh quan trọng của cuộc sống như nghề nghiệp, tình yêu, đường đời và cách tính thần số học đầy đủ.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn biết được 10 việc cần PHẢI chuẩn bị trong lễ Đính Hôn. Chúc các bạn trăm năm hạnh phúc bên người yêu thương của mình nhé! Hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho buổi đính hôn và ngày cưới trọng đại đáng nhớ của mình nhé!