Những phong tục, nghi lễ đám cưới của dân tộc Mường thường rất phức tạp và hơi bị tốn kém về mọi mặt. Cho nên, khi 2 vợ chồng nếu có lỡ giận nhau thì người vợ cũng chỉ biết nhẫn nhịn. Bởi vì nếu khi bỏ đi thì bên gia đình nhà gái sẽ phải bổi thường toàn bộ mọi chi phí phát sinh cho cuộc đám cưới này.
Nhìn chung thì những phong tục đám cưới dân tộc Mường luôn có một nét khác biệt nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của người Mường. Và họ luôn coi trọng cuộc hôn nhân, vì họ cho rằng phong tục này chính là cội nguồn để bắt đầu một cuộc sống mới.
Những diễn biến về nghi lễ đám cưới dân tộc Mường
Phong tục đám cưới của người Mường sẽ có những quy định khác nhau. Ví dụ như, họ cho phép kết hôn với người không cùng họ tộc. Nhưng lại không có ràng buộc nào về các mối quan hệ họ hàng.
Khi người con trai trưởng thành, thì chàng trai sẽ tới nhà cô gái mà anh ta thích. Gia đình phía nhà gái sẽ tạo điều kiện để cả hai tâm sự, tìm hiểu nhau thoải mái nhưng cũng có chút giới hạn nhất định nhé.
Nghi lễ đám cưới của dân tộc Mường thường sẽ có 4 bước tất cả, đó là: Bước Dạm hỏi, Ăn hỏi, Ra mắt chàng rể và cuối cùng là làm lễ đón dâu (rước dâu)
Lễ dạm hỏi
Bên nhà trai nếu đang muốn đi tìm vợ cho con trai, thì trước hết phải tìm ngay một người chuyên đi mai mối. Người này phải có tài ăn nói và có quen biết với bên họ nhà gái, khả năng thuyết phục cao. Đặc biệt, gia đình của người làm mai phải đầm ấm, có con cái đầy đủ.
Trong đám cưới người Mường thì người mai mối giữ một vai trò khá quan trọng, thành công hay thất bại thì cũng nhờ hết vào tài năng của người mai mối nhé.
Ngoài ra, phía người mai mối cũng sẽ hổ trợ bên nhà trai chọn ngày lành tháng tốt, trước khi xuất hành mang lễ vật sang nhà gái.
Đối với dân tộc Mường thì họ sẽ không tiến hành đám cưới vào tháng 4, 10 âm lịch. Bởi vì họ cho rằng, đây chính là 2 tháng xấu, không tốt cho việc đám cưới.
Tham khảo thêm: Shop Cho Thuê Quần Áo Cổ Trang Trung Hoa
Bên cạnh đó, dân tộc Mường cũng có thêm thủ tục xem tuổi tác của cô dâu và chú rể, xem có hợp tuổi nhau hay không.
Sau khi được người mai mối tới nhà thưa chuyện thì bên nhà gái sẽ mồi các bậc bô lão trong dòng tộc tới thảo luận về cuộc đám cưới này. Tất nhiên, phía nhà gái sẽ chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để tiếp đón người bên nhà trai sang.
Phía người mai mối bên nha trai sẽ đem theo một chai rượu gửi tới nhà gái và bên nhà gái sẽ treo chai rượu này lên cây cột lớn ở giữa gian nhà. Sau khi đã hỏi thăm và chào hỏi xong xuôi thì cha của cô gái sẽ lấy rượu xuống mời tất cả mọi người uống. Nếu như bên nhà gái không trả lại vỏ chai rượu thì xem như việc dặm hỏi đã diễn ra tốt đẹp. Phía nhà gái sẽ có những hành động cảm ơn về sự quan tâm của họ tới con gái của mình.
Một số người cho biết, lễ dạm dỏi trong một nghi thức đám cưới cổ truyền người Mường thường sẽ diễn ra khoảng 4 lần và bao gồm những lễ vật sau đây:
Lần thứ nhất: một chai rượu.
Lần thứ hai: mang hai chai rượu.
Lần thứ ba: 1 gánh trầu cau, bánh dày, bánh gạo, 2 cây mía, 1 chai đường mật mía.
Lần thứ tư: 4 chai rượu, 30kg gạo cùng với 3 gánh bánh dày, 1 bịch đường và 2 cây mía.
Những vật phẩm trong lễ dạm ngõ thường có rất nhiều thứ, mỗi lần sẽ có một cách chuẩn bị khác nhau. Nhìn chung, thì đây chính là thời cơ tốt nhất để hai nhà trai và gái cùng nhau tìm hiểu, giao lưu như
Tình trạng gia cảnh của gia bình đôi bên hiện tại ra sao.
Không nhà nào được phép tiến hành yểm bùa.
Phải đảm bảo xứng đôi vừa lứa
Dòng họ bên ấy có gần gũi và thật thà hay không.
Lễ ăn hỏi
Tương tự như một số nghi thức lễ cưới cổ truyền của một số đồng bào dân tộc khác. Các nghi lễ trong đám cưới dân tộc Mường thường thường ngụ ý chúc mừng về quá trình tìm hiểu sau lễ cưới. Cả hai gia đình đã thỏa thuận được những yêu cầu của nhau.
Tới lúc này thì mọi sự thành công hay thất bại chủ yếu dựa vào người dại diện làm mai mối cho gia đình trai.
Khi mọi thứ đã sắp xếp xong xuôi thì nhà trai sẽ mang lễ vật theo đúng ngày lành đã định sang bên nhà gái. Những món lễ vật này sẽ được đặt trong những chiếc sọt tre.
Đối với các loại bánh hoặc gói lễ vật thì lúc nào cũng phải dùng loại lạt đôi để buộc nhé. Riêng phần bánh chưng hoặc bánh dày sẽ không có nhân bánh bên trong. Điều này có nghĩa là nói về 1 ràng buộc về sự trinh tiết của nàng dâu. Mọi lễ vật của bên nhà trai sẽ được mang đi chia cho toàn bộ anh em trong dòng tộc của bên đằng gái.
Nói một cách dễ hiểu hơn, thì lễ ăn hỏi trong đám cưới dân tộc Mường chính là một hình thức tặng các sính lễ vật, hay còn gọi là đi “nòm”.
Đối với dân tộc người Mường Vang thì các lễ vật ăn hỏi trong một buổi đám cưới cổ truyền sẽ gồm: một con heo nặng từ 65kg, một gánh đầy gạo nặng 30kg, một gánh 20 cặp bánh chưng, một gánh chứa 40 lít rượu, 1 buồng cau và gần 120 trầu lá.
Gần kết thúc buổi lễ ăn hỏi, phía bên đằng gái sẽ đưa ra một số yêu cầu thách cưới cho đằng trai. Đa phần thì nhà trai nào khi đi hỏi cưới đều nhận lời ngay lập tức, chứ không hề đòi giảm gì cả. Vì họ cho rằng làm vậy sẽ làm mất lòng bên nhà đằng gái. Tuy nhiên, nếu yêu cầu thách cưới của bên nhà gái quá cao thì nhà trai sẽ nhờ người mai mối thương lượng sao cho hợp lý.
Tham khảo thêm: Giải pháp xử lý hay cho cô dâu mang bụng bầu
Lễ ra mắt rể
Thời gian tiến hành ra mắt chàng rể sẽ tùy thuộc vào sự thỏa thuận của 2 gia đình.
Trước khi chuẩn bị mang lễ vật wa nhà gái để tiến hành buổi lễ ra mắt chàng rể. Phía nhà trai sẽ tổ chức một bữa ăn dành riêng cho các anh em trong họ hàng và mời cả người mai mối tới dự. Các món ăn chủ yếu là những món đơn giản, tùy vào kinh tế của từng gia đình.
Các thành viên khi tham gia vào đoàn nhà trai sang nhà gái sẽ bao gồm: người mai mối, 2 cụ ông đại diện họ nội và ngoại (lớn nhất là trên 60 và nhỏ nhất là dưới 60), các anh em bên gia đình nhà trai, phù rể (rể phụ). Và tất nhiên không thể thiếu nhân vật chính của buổi lễ, đó là chàng rể tương lai.
Các lễ vật có trong buổi lễ ra mắt chàng rể sẽ gồm: 1 vò rượu cần, 2 cặp mía, 1 gánh chứa buồng cau nhỏ và 40 lá trầu, 1 con heo còn sống nặng trên 60kg.
Theo phong tục truyền thống thì khi bên nhà trai vừa tới nơi thì phía nhà gái sẽ mở tiệc linh đình để chào đón chàng rể quý. Tiếp đến, bên gia đình nhà gái sẽ tổ chức một buổi lễ cúng gia tiên và làm nghi thức chấp nhận con rể.
Lễ đón dâu
Theo phọng tục nghi lễ đám cưới của dân tộc Mường thì buổi lễ đón dâu (hay còn gọi là lễ xước du) sẽ được tiến hành sau buỗi “Lễ ra mắt chàng rể” khoảng 1 – 3 năm.
Trường hợp 2 nhà trai gái có vị trí cách xa nhau thì lễ vật đón dâu sẽ được mang tới vào hôm trước đó, nhóm đoàn nhà trai sẽ ở lại bên nhà gái cùng nhau ăn mâm cơm “gia đình”.
Phần lễ vật bên nhà trai khi mang wa đón dâu phải đảm bảo “dư”, có thể chia cho toàn bộ họ hàng bên nhà gái.(Kể cả buổi tổ chức tiệc ăn uống bên nhà gái).
Như vậy, với những chia sẻ bên trên, chắc các bạn cũng đã hiểu rõ hơn về những phong tục, nghi lễ đám cưới của dân tộc Mường ngay nay. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn về những tập tục cưới xin của người dân tộc Mường.
Tham khảo thêm các mẫu áo dài có tại Ninistore:
Tham khảo thêm: