Dân tộc H’Mông có khá nhiều nét phong tục tập quán độc đáo và đặc sắc, một trong số đó có thể kể đến đó chính là phong tục, nghi lễ tổ chức đám cưới. Trong bài viết ngày hôm nay, ninistore.vn sẽ đi tìm hiểu về những phong tục, nghi lễ đám cưới của dân tộc H’Mông ngày nay.

Phong tục, tục lệ cưới xin đặc biệt của dân tộc H’Mông

Người H’Mông có những tục lệ cưới xin khá đặc biệt, từ trước đến nay, những tục lệ như “bắt vợ”, “ăn hỏi” hay “buộc chỉ tay” đều là những tục lệ đặc biệt. Không phải câu chuyện tình yêu nào cũng có một kết quả mỹ mãn và hạnh phúc, nhiều cặp đôi yêu nhau nhưng lại không được cha mẹ hai bên đồng ý, thông thường là từ phía cha mẹ của người con gái.

Nếu như không được sự cho phép của hai bên mà cặp đôi vẫn đến với nhau thì sẽ bị coi là bất hiếu và cuộc hôn nhân này không được chấp nhận. Cho nên tục lệ “kéo vợ” được cho là một tục lệ hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề này, giúp cho những cặp đôi yêu nhau tha thiết nhưng lại bị gia đình phản đối vẫn có thể đến với nhau.

Bà con họ nhà trai sẽ tính toán, thống nhất kế hoạch “kéo dâu”, hợp thức hóa cuộc hôn nhân, nhà gái sẽ không hề hay biết gì, nàng dâu vẫn sẽ đi làm, đi nương, lấy củi như bình thường. Tuy nhiên đến một ngày thì chàng trai xuất hiện, lúc hai người đang tâm sự thì bà con, bạn bè của chàng trai sẽ xuất hiện giúp cho chàng trai kéo cô gái về nhà.

Cô gái dù biết mọi chuyện những vẫn tỏ ra bất ngờ và hét toáng lên kêu cứu, giải vờ khóc lóc. Vì người H’Mông cho rằng, con gái về làm vợ người ta mà không khóc lóc thì là những người cọn gái hư hỏng, dễ dãi, sẽ bị gia đình và hàng xom coi thường. Nhà gái sẽ kéo nhau đến nhà trai để cứu cô gái, nhà trai xông ra đỡ đòn tuy nhiên không được phép đánh lại nhà gái.

Theo quan niệm của người H’Mông thì con gái đã bị người ta dùng gà trống làm lễ nhập nhà rồi thì có bỏ về, bố mẹ đẻ cũng sẽ không chấp nhận được. Cho nên dù nhà gái phản đối, ấm ức thì cũng phải đành đồng ý. Hai bên gia đình sẽ thỏa thuận với nhau về khoản lễ cưới, thường thì chàng trai sử dụng tục “kéo vợ” thì nhà gái ít thông cảm và đòi lễ cao hơn bình thường.

phong-tuc-nghi-le-dam-cuoi-cua-dan-toc-hmong-ngay-nay
Phong Tục, Nghi Lễ Đám Cưới Của Dân Tộc H’Mông Ngày Nay

Nhà gái đòi lễ bao nhiêu thì nhà trai phải đáp ứng bấy nhiêu để tránh sự chê cười của hàng xóm. Những giá đình muốn sử dụng hình thức “kéo vợ” thì sẽ thường là những giá đình có hoàn cảnh khá giả, có điều kiện kinh tế. Hiện nay thì người H’Mông đã hợp thức hóa chế độ hôn nhân một vợ một chồng,

Phong tục, nghi lễ đám cưới của dân tộc H’Mông

Chọn ngày lành tháng tốt

Cũng giống như các dân tộc khác, theo phong tục tập quán cưới xin của người H’Mông cũng phải diễn ra vào ngày lành tháng tốt từ lễ dạm hỏi, lễ ăn hỏi cho đến lễ đón dâu. Lễ dạm hỏi bắt buộc phải có sự góp mặt của hai ông mối, hai ông đều là những người thông thuộc các bài hát nghi lễ cưới xin, kết nối hai nhà để làm thủ tục dạm hỏi và hẹn ngày đón dâu.

Tham khảo thêm: Phong Tục Đám Cưới Của Dân Tộc Mường

Đồ lễ rước dâu

Bên nhà chú rể sẽ mời những người trong dòng họ về để bàn bạc và chuẩn bị sắm sửa đồ lễ. Đồ lễ nhà trai cần phải chuẩn bị thường là thịt gà, thịt lợn, tiền mặt, thuộc láo, rượu khô và một số vật dụng khác. Mâm cỗ cúng gia tiên phải có thịt lợn và xôi ngũ sắc còn thuốc lào và rượu ngô là hai thức mở đầu cho câu chuyện.

Sự chuẩn bị của nhà trai

Họ hàng bên nhà chú rể sau khi đã tập trung đông đủ thì tưởng họ ban giao đồ lễ cho ông mối, sau khi kiểm tra đồ lễ cẩn thận và đầy đủ thì mọi người sẽ phân công công việc, cùng nhau uống rượu. Những người thân tham dự lễ cưới sẽ mặc trang phục truyền thống đẹp nhất do tự tay người phụ nữ H’Mông may và thêu.

Phù rể là một người không thể nào thiếu được trong đám cưới của người H’Mông, sau khi trưởng họ đã thắp hương trên bàn thờ tổ tiên thì trưởng đoàn sẽ hướng dẫn chú rể và phù rễ vái lạy tổ tiên trời đất rồi đi một vòng quanh bàn để xin phép rồi mới có thể tiến hành lên đường đi đón dâu.

Ông mối sẽ hát bài “Xin chiếc ô đen” và nhận từ tay trưởng họ ô, túi vải và đoàn đón dâu sẽ đến trước cửa nhà gái. Ô là vật dùng để che mưa che nắng trong quá trình rước dâu, còn túi đựng sẽ là vật dùng để đựng những vật dụng cần thiết cho cô dâu mang theo khi về nhà chồng.

Nghi lễ rước dâu

Sau khi đã đến nhà gái, nếu cửa nhà gái đang trong tình trạng đóng thì ông mối sẽ hát bài “Xin mở cửa”, sau đó gia đình nhà gái sẽ mời nhà trai vào hút thuôc. Ông mối tiếp tục hát bài “Xin bàn ghế”, hai bên gia đình sẽ ngồi xuống, bàn rượu được bày ra và hai bên gia đình sẽ cùng nhau uống rượu.Ông mối tiến hành bàn giao đồ lễ cho nhà gái gồm thịt gà, thịt lợn, rượu ngô, cơm xôi, mèn mén,  tiền mặt…

Cô dâu sẽ được diện bộ trang phục truyền thống do chính tay mình may, mẹ đẻ sẽ dặn dò con dâu trước khi về nhà chồng. Sau khi nhà trai xin phép thì phù dâu sẽ tiến hành vào phòng và dắt cô dâu đi ra ngoài diện kiến chú rể và gia đình hai bên dòng họ.

Cô dâu và chú rể sẽ quỳ vái lạy trước tổ tiên thì mới tiến hành rước dâu, sau khi đã hoàn thành thủ tục thì cô dâu sẽ được hai người trong gia đình mình dắt ra cửa trao cho người đón dâu. Đoàn rước dâu sẽ đi khắp bản làng để cho mọi người cùng chứng kiến, chúc phúc.

Cũng giống với phong tục rước dâu của các dân tộc khác, cô dâu và chú rể sau khi bước ra khỏi cửa thì không được quay đầu nhìn lại nhà cha mẹ cô dâu, người ta cho rằng việc quay đầu lại thể hiện những điều không may, hôn nhân rạn vỡ, cô dâu bỏ về nhà cha mẹ đẻ,…

Tham khảo thêm: Đi đám cưới có nên mặc váy đen không

Nghi lễ tại nhà trai

Đoàn đón dâu đi được nửa đường thì phải dừng chân nghỉ ngơi, bày đồ ăn thức uống đã chuẩn bị để ông mối làm lễ mời các vị thần. Khi đến nhà trai , cả đoàn rước dâu phải dừng lại trước cửa để bố của chú rể đón cặp vợ chồng. Trên tay bố chồng sẽ cầm  một con gà trống và làm phép. Bố chồng cầm gà đưa sang tái và phải 3 cái để xua đuổi những điều không may mắn, làm lễ nhập gia cho cô dâu.

Ông mối sẽ trao cô dâu cho họ nhà trai và sau khi báo cáo việc đưa cô dâu đến nhà trai thành công thì mọi người bắt đầu nâng những chén rượu chúc mừng cho đôi vợ chồng mới sẽ luôn hạnh phúc bền lâu. Nhà trai sẽ bày sẵn cổ tiệc và mời gia đình nhà gái ở lại phá cổ cùng gia đình nhà trai.

Người H’Mông cũng có những phong tục cưới riêng cho mình, những phong tục này đã kéo dài từ xưa cho đến nay, một số những lễ nghi không cần thiết đã được loại bỏ nhưng những lễ nghi cần thì vẫn phải thực hiện. Bài viết đã giới thiệu Phong Tục, Nghi Lễ Đám Cưới Của Dân Tộc H’Mông Ngày Nay, hi vọng đây sẽ là bài viết tham khảo hữu ích dành cho tất cả mọi người.

Xem thêm: