Lễ hằng thuận là một cái tên còn xa lạ với rất nhiều người, nhất là với những người trẻ. Đây là kiểu lễ gì? Ý nghĩa của lễ hằng thuận là gì? Các nghi thức trong lễ hằng thuận là gì? Chi phí tổ chức lễ hằng thuận là bao nhiêu? Hãy theo dõi tiếp bài viết dưới đây của ninistore.vn, bạn sẽ tìm được câu trả lời cho mình.
Tóm tắt nội dung
Lễ hằng thuận là gì?
Lễ hằng thuận chính là lễ cưới của các cặp đôi, nhưng không được tổ chức tại nhà mà là tại chùa theo các nghi thức của Phật giáo. Theo nhiều nguồn tư liệu, người đầu tiên khởi xướng ra lễ hằng thuận là cụ đồ Nguyễn Trọng Thuật, quê ở Hải Dương. Cụ vốn là một nhà nho, sau quy y theo Phật. Với một lòng hướng Phật, cụ Thuật cho rằng việc tổ chức lễ cưới tại chùa sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn lao cho gia đình phật tử. Lễ hằng thuận đầu tiên được tổ chức vào năm 1930 tại chùa Từ Đàm, Huế.
Ý nghĩa của lễ hằng thuận
Từ “hằng” có nghĩa là luôn luôn, thường xuyên. Từ “thuận” mang nghĩa đồng thuận, hòa thuận. Theo đó, tên gọi lễ hằng thuận là muốn các cặp đôi ý thức được sự quan trọng của hôn nhân. Để từ đó, các cặp đôi luôn hòa thuận, cùng nhau hướng đến một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn.
Ý nghĩa của lễ hằng thuận đầu tiên là để tạo điều kiện cho cô dâu, chú rể được hành lễ trước đức Phật và các chư tăng. Ngoài ra, cô dâu và chú rể còn được đức Phật và chư tăng đứng ra làm chứng và chúc phúc cho hôn lễ của hai người dưới một bầu không khí thiêng liêng. Bên cạnh đó, trong lễ hằng thuận, quý thầy sẽ liên tục dạy các phật tử về bổn phận và trách nhiệm giữa vợ và chồng. Nghi thức của lễ hằng thuận mang đậm dấu ấn của trí tuệ đạo Phật, đạo đức tâm linh và định hướng giúp các cặp đôi có một tương lai lạc quan nhờ giác ngộ.
Tham khảo thêm: Cách Đội Mấn Cho Chú Rể Theo Kiểu Truyền Thống
Các nghi thức trong lễ hằng thuận tại chùa
Các nghi thức trong lễ hằng thuận tại chùa sẽ được thực hiện lần lượt theo từng bước được lên kế hoạch trước.
Ổn định vị trí
Tại một ngôi chùa được chọn lựa từ trước, cô dâu chú rể và các quan khách sẽ ổn định vị trí. Các sư thầy sẽ đốt nhang, lên đèn, xông hương trầm. Sau khi tất cả mọi thức được an bài, mọi người cung kính đón một vị hòa thượng, trụ trì hoặc chư tăng đắc đạo lên chủ trì hôn lễ.
Nghi lễ thường diễn ra tại chính điện, nơi trang trọng nhất. Khách mời sẽ quỳ hoặc được chuẩn bị sẵn ghế để ngồi trong lúc làm lễ. Cô dâu và chú rể quỳ ở chính giữa. Nhà trai sẽ ở bên trái, nhà gái sẽ ở bên phải. Trước khi kết hôn, cô dâu và chú rể cần phải làm lễ quy y nếu chưa có pháp danh.
Tiến hành làm lễ chính
Sau khi tuyên bố lý do, buổi lễ bắt đầu. Cô dâu và chú rể quỳ trước bàn, hướng về đức Phật và làm theo chỉ dẫn của vị hòa thượng chủ hôn. Cặp đôi sẽ phát nguyện, sau đó nghe lời giảng của chủ trì về luân thường đạo lý trong hôn nhân cũng như trong xã hội. Giảng xong, chủ trì lễ sẽ buộc dây tơ hồng (ruy băng đỏ, len đỏ, lụa đỏ,…) để gắn kết cặp đôi.
Cô dâu và chú rể cùng nhau quỳ lạy bố mẹ, nội ngoại hai nhà và cùng ký tên vào giấy chứng nhận. Sau đó, hai người trao nhẫn cho nhau cũng như nghe thầy giảng về ý nghĩa của việc trao nhẫn. Trong suốt buổi lễ, sư phụ chủ trì sẽ xen kẽ các bài giảng hay tụng niệm. Bố mẹ hai nhà cũng phải hứa việc chỉ bảo cho các con sống hòa hợp, vun vén tổ ấm.
Tham khảo thêm: Cách tạo dáng chụp ảnh cổ trang đẹp
Tiến hành làm lễ phụ
Sau khi hoàn thành lễ chính bằng nghi thức tặng hoa và quà giữa nhà chùa và gia đình hai bên, lễ phụ sẽ được tiến hành. Mọi người sẽ cùng nhau dùng trà bánh hoặc tiệc chay ngay trong chùa đã được chuẩn bị từ trước. Sau đó, buổi lễ sẽ kết thúc, cặp đôi đã chính thức trở thành vợ chồng.
Chi phí tổ chức lễ hằng thuận
Chi phí tổ chức lễ hằng thuận sẽ tùy thuộc vào độ long trọng hay đơn giản của từng buổi lễ. Chi phí tổ chức sẽ chia thành ba khoản chính cần thiết. Thứ nhất là chi phí thực hiện nghi lễ. Đây là khoản tiền hai bên gia đình cần chi ra để trang trí chính điện, nơi tổ chức buổi lễ. Chi phí này thường sẽ dao động từ hai triệu đến ba triệu đồng.
Thứ hai là chi phí công đức cho nhà chùa để chùa chuẩn bị hoa quả và nhang đèn. Ngoài việc công đức cho chùa, gia đình hai bên cũng có thể chọn cách cúng dường Trai Tăng, có nghĩa là gửi phong bì riêng cho chủ trì buổi lễ. Chi phí này thường vào khoảng năm triệu đồng. Cuối cùng, là chi phí bánh ngọt hoặc cỗ chay sau lễ. Thông thường gia đình hai bên sẽ lựa chọn cỗ chay. Một mâm này rơi vào khoảng năm trăm nghìn đến một triệu đồng.
Trên đây là các thông tin về lễ hằng thuận. Đây là một nghi thức cưới hỏi vô cùng ý nghĩa, làm tăng thêm sự bền vững của các cặp đôi sau khi kết hôn. Lễ hằng thuận thường được các cặp đôi đã quy y lựa chọn. Chi phí tổ chức một buổi lễ này tùy theo mỗi gia đình sẽ khác nhau nhưng thường là sẽ rẻ hơn so với tổ chức lễ cưới thông thường.
Xem thêm: