Không quan trọng như lễ cưới nhưng lễ đám hỏi vẫn đống một vai trò quan trọng đối với cô dâu chú rể và hai bên gia đình. Đám hỏi được xem như là một nghi thức để mở đầu cho mối quan hệ của cô dâu chú rể một cách chính đáng nhất. Tuy có thời gian khá ngắn và sự chuẩn bị không quá nhiều như đám cưới nhưng lễ đám hỏi vẫn bắt buộc phải đầy đủ những nghi thức cần thiết và trong đó nghi thức trao nhẫn là nghi thức không thể bỏ qua.

Đám hỏi cô dâu có đeo nhẫn cưới không? Nhẫn đám hỏi và nhẫn trong lễ đám cưới có phải là một không? Đây là những thắc mắc chủ yếu mà rất nhiều cặp đôi cô dâu chú rể quan tâm đến. Sau đây hãy cùng ninistore.vn sẽ đi tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này một cách cụ thể và chính xác nhất để có thể chuẩn bị cho lễ đám hỏi một cách hoàn thiện, tránh những sai sót không đáng có.

Lễ đám hỏi là gì?

Lễ đám hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn, đây là một thông báo chính thức về việc hứa gả con gái của nhà gái cho nhà trai. Đây là một nghi lễ được xem như là bước đệm đặc biệt để tiến đến hôn lễ, tuy lễ đám hỏi có thời gian tổ chức khá ngắn nhưng nóvẫn cần sự chỉnh chu cũng như những yêu cầu khác, những nghi thức quan trọng vẫn không thể thiếu được.

dam-hoi-la-gi
Đám hỏi là gì?

Lễ đám hỏi (lễ đính hôn) được diễn ra trước đám cưới một thời gian để hai bên gia đình nhà trai và gia đình nhà gái có thể gặp mặt, trao lễ vật cưới của nhà trai dành cho nhà gái và chú rể tiến hành trao nhẫn cưới cho cô dâu. Đây là nghi lễ để đánh dấu đôi trẻ được đính ước với nhau, trong tương lai sẽ trở thành vợ chồng và hứa hẹn về một đám cưới không xa.

Thông thường thì người miền Bắc sẽ gọi là lễ ăn hỏi, người miền nam sẽ gọi là lễ đính hôn. Lễ đám hỏi của người miền Nam được tổ chức thân mật hơn so với sự trang trọng của miền Bắc, lễ đám hỏi cảu người miền Nam như là một dịp để giao lưu giữa hai gia đình nên sẽ giống buổi tiệc vui hơn là một nghi thức cưới trang trọng.

Đối với người miền Bắc, họ luôn coi trong những nghi lễ truyền thống cho nên hầu hết các nghi lễ đều sẽ diễn ra một cách trang nghiêm, trang trọng, có sự tham gia của các bậc phụ huynh, họ hàng lớn tuổi trong gia đình. Tuy nhiên nhìn chung buổi lễ đám hỏi đều có nhiều phần như đón khách, nghi lễ và đãi tiệc nhà trai.

Nên xem: Mẹ chồng có đi đón dâu không

Đám hỏi cô dâu có đeo nhẫn cưới không?

Đám hỏi là một ngày khá quan trọng đối với cô dâu chú rể, trong lễ đám hỏi này thì chú rể sẽ trao nhẫn cho cô dâu. Đây là chiếc nhẫn được chú rể chuẩn bị từ trước và được trao trong nghi lễ đám hỏi như để đánh dấu cột mốc quan trọng này và minh chứng cho sự đồng ý tác hợp của hai bên gia đình. Khoảnh khắc chú rể trao nhẫn cho cô dâu cũng giống như là sự ngấm ngầm đồng ý về chung  một nhà của cô dâu và chú rể.

Cho nên việc trao nhẫn là điều hết sức quan trọng và không thể thiếu trong ngày lễ đám hỏi, chú rể và cô dâu sẽ cùng nhau bàn bạc và thống nhất để lựa chọn cho nhiều cô dâu chú rể yêu thích. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà có thể chọn chiếc nhẫn với chất liệu gì, có kiểu dáng và giá tiền như thế nào cho hợp lý nhất.

Nhiều người cho rằng nhấn đính hôm và nhẫn cưới là một, tuy nhiên đây là một cách hiểu hoàn toàn sai lần. Việc tặng nhẫn đính hôn và việc trao nhẫn cưới là hai việc mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, không nên hiểu chúng là một và sử dụng nhẫn cưới để trao vào ngày đính hôn hoặc lấy nhẫn đính hôn để trao lại vào ngày cưới.

Nhẫn đính hôn là chiếc nhẫn được tặng vào ngày lễ đám hỏi của cô dâu chú rể, đây như là lời cầu hôn của chú rể đối với cô dâu trong khi đó nhẫn cưới được trao vào đúng ngày trọng đại nhất đó là ngày cưới. Nhẫn đính hôn chỉ có duy nhất một chiếc dành cho cô dâu cho nên kiểu dáng nhẫn đính hôn có thể được thiết kế một các cầu kì và tinh xảo.

dam-hoi-co-dau-có-deo-nhan-cuoi-khong
Đám hỏi cô dâu có đeo nhẫn cưới không?

Tuy nhiên nhẫn cưới là một cặp nhẫn giống nhau, thông thường là một cặp nhẫn trơn và có thể được trang trí thêm một số họa tiết. Hoặc cũng có thể chọn nhẫn cưới cho nữ cầu kỳ và đẹp mắt hơn, có đính đá hoặc kim cương, còn đối với chú rể thì chiếc nhẫn mang cá tính mạnh mẽ hơn, có nhiều cặp đôi còn lựa chọn cách khắc tên nhau lên nhẫn cưới.

Nhẫn đính hôn sau khi được đeo vào tay cô dâu tức là có nghĩa chàng trai đã đánh dấu, khẳng định được chủ quyền của mình và bắt tay vào việc chuẩn bị một lễ cưới hoàn hảo. Còn nhẫn cưới khi được đeo vào tau cô dâu thì có nghĩa biểu trưng cho sự gắn kết trọn đời, sau khi đôi bạn trẻ cùng trao nhẫn cho nhau thì tức là họ đã thuộc về nhau một cách trọn vẹn.

Nhẫn đính hộn được đeo vào ngón chính giữa của bàn tay trái và nhẫn cưới thì thường được đeo vào ngón áp út cũng trên bàn tay trái. Người ta kiêng kị không nên đeo nhẫn cưới vào những ngón tay khác. Chính vì thế có thể nói rằng nhẫn đính hôn được trao trong lễ đám hỏi và nhẫn cưới được trao trong ngày cưới chính là hai chiếc nhẫn khác nhau và không nên sử dụng nhầm lẫn với nhau.

Nhẫn là một loại trang sức không thể vắng mặt trong ngày đám hỏi và đám cưới, đây như là vật đính ước, vật khẳng định được tình yêu của hai vợ chồng trẻ. Bài viết Đám hỏi cô dâu có đeo nhẫn cưới không? đã giải đáp những thắc mắc xung quanh việc đeo nhẫn trong ngày đám hỏi. Hi vọng đây sẽ là bài viết cung cấp những kiến thức tham khảo hữu ích dành cho tất cả mọi người.

Xem thêm: