Đám cưới truyền thống thường có rất nhiều nghi lễ, thủ tục mà cô dâu, chú rể buộc phải tuân theo. Trong đó, có các nghi lễ quan trọng mà gia đình hai bên không thể bỏ qua. Ví như lễ dạm ngõ hay chạm ngõ, lễ ăn hỏi. Rất nhiều người thắc mắc không biết lễ dạm ngõ hay chạm ngõ và lễ ăn hỏi có khác gì nhau không? Chúng ta hay cùng tìm hiểu chi tiết về hai lễ này ngay bên dưới đây.

Lễ dạm ngõ hay chạm ngõ và lễ ăn hỏi có khác gì nhau không?

Lễ dạm ngõ

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về lễ dạm ngõ như bên dưới sau:

Định nghĩa

Lễ dạm ngõ hay còn được gọi là lễ chạm ngõ, lễ xem mặt là một nghi lễ trong phong tục cưới xin của người Việt Nam ta. Ý nghĩa của lễ này là nhằm chính thức hóa mối quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Đây là một buổi hẹn gặp mặt riêng giữa nhà trai và nhà gái. Theo đó, nhà trai sẽ đến nhà gái để đặt vấn đề chính thức cho cặp đôi được tìm hiểu nhau trước khi quyết định kết hôn. Buổi lễ này không cần tới lễ vật rườm ra và sự hẹn trước của bà mối, ông mối.

Thực chất, buổi lễ dạm ngõ này chỉ là một phương thức để hai bên gia đình tìm hiểu đối phương một cách cụ thể và rõ ràng. Từ sự tìm hiểu này, hai nhà sẽ quyết định xem có nên tiếp tục để đi đến đám cưới cho đôi trẻ hay không. Buổi lễ này tuy đơn giản nhưng không được phép bỏ qua mà tiến thẳng tới lễ ăn hỏi. Nếu bỏ qua sẽ khiến cho mọi chuyện đường đột và không phải phép. Do đó, đây là nghi lễ không thể thiếu trong tiến trình hôn lễ của mỗi cặp đôi yêu nhau.

Lễ vật

Như đã nêu ở trên, nghi lễ ăn hỏi không cần tới lễ vật cầu kỳ. Tuy nhiên, khi qua thăm nhà gái lần đầu, để cho phải phép lịch sự, nhà trai thường sẽ có chút ít “lễ” nhỏ. Thông thường, nhà trai sẽ mang theo giỏ, túi hoa quả, rượu bánh kẹo,… Tùy theo mỗi nhà mà lễ này khác nhau. Với nhà gái khi lần đầu đến nhà trai cũng vậy, đều sẽ mang theo túi quà tặng gia chủ.

Có thể bạn quan tâm: Sính lễ đám cưới gồm những gì

Thành phần tham gia

Nghi lễ dạm ngõ diễn ra vô cùng đơn giản. Tham gia nghi lễ không cần quá nhiều người. Tùy theo mỗi nhà mà thành phần tham gia sẽ khác nhau. Có những gia đình chỉ có sự tham gia của bố mẹ hai bên, cặp đôi trong lễ dạm ngõ. Có những gia đình có thêm ông bà hay cô, dì, chú bác, đại diện hai nhà,…

Trang phục

Hiện nay, lễ dạm ngõ mang yếu tố thân mật là chính. Hai gia đình không cần quá cầu kỳ và chú trọng ăn mặc như các buổi lễ khác trong đám cưới. Trang phục của cô dâu, chú rể không cần là áo dài, áo vest. Thậm chí, có những nhà khi gặp mặt nhau chỉ ăn mặc giản dị như lúc đời thường. Trang phục trong lễ dạm ngõ của hai bên chỉ cần đáp ứng điều kiện lịch sự, hợp thuần phong mỹ tục của Việt Nam là đủ.

Lễ ăn hỏi

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về lễ ăn hỏi như bên dưới sau:

Định nghĩa

Lễ ăn hỏi hay còn được gọi là lễ đính hôn, là một nghi thức vô cùng quan trọng trong hôn nhân truyền thống của người Việt Nam. Đây là buổi lễ thông báo chính thức về việc hứa gả con giữa hai họ. Lễ này diễn ra sau lễ dạm ngõ. Sau buổi lễ này, cô gái sẽ thành vợ sắp cưới của chàng trai. Và ngược lại, sau khi nhà trai mang đầy đủ lễ vật đến nhà gái, chàng trai sẽ chính thức được nhận làm rể của nhà gái.

Lễ ăn hỏi cùng với lễ cưới là hai nghi lễ được coi là quan trọng nhất trong quá trình kết hôn. Tại lễ này, cả nhà trai và nhà gái đều vô cùng đầu tư về công sức và tiền bạc. Hiện nay, có nhiều cặp đôi còn chọn lựa quay phim phóng sự cưới để lưu giữ những giây phút thiêng liêng trong buổi lễ này. Lễ ăn hỏi sẽ diễn ra tại nhà gái. Sau lễ, cặp đôi chỉ còn chờ tới lễ cưới để ra mắt hai họ.

Lễ vật

Khác với lễ dạm ngõ, lễ vật trong lễ ăn hỏi rất được đầu tư. Tùy theo mỗi nhà mà số lượng mỗi tráp nhà trai mang tới nhà gái sẽ khác nhau. Số lượng tráp có thể là năm, bảy hay chín tráp. Các sính lễ bắt buộc phải có trong lễ vật ăn hỏi bao gồm trầu cau, bánh âm dương, chè, thuốc, rượu, gà hoặc lợn quay. Ngoài ra, nhiều gia đình cũng chuẩn bị thêm các lễ vật khác như xôi gấc, tiền dẫn cưới,…

Thủ tục

Thủ tục trong lễ ăn hỏi phức tạp hơn rất nhiều so với lễ dạm ngõ. Đầu tiên, nhà trai sẽ khởi hành đến nhà gái. Khi đến nơi, hai nhà chào hỏi nhau và trao lễ vật. Lúc này, nhà trai và nhà gái cùng trò chuyện giao lưu. Ở hầu hết các gia đình, đại diện hai nhà sẽ lên phát biểu. Sau đó, cô dâu ra mắt gia đình nhà trai. Cặp đôi cùng thắp hương bàn thờ tổ tiên. Cuối cùng, hai nhà bàn bạc về lễ cưới và nhà gái lại quả, kết thúc buổi lễ.

Trang phục

Về trang phục, tại lễ ăn hỏi, cô dâu cần mặc áo dài truyền thống. Chú rể có thể mặc áo dài đồng bộ với cô dâu hoặc vận comle hiện đại cho trẻ trung. Ngoài cô dâu và chú rể, hầu hết các thành viên trong gia đình nhà trai và nhà gái cũng sẽ mặc áo dài với nữ và comle với nam. Đội ngũ phù dâu cũng cần mặc áo dài đồng bộ với cô dâu. Trang phục trong lễ ăn hỏi cầu kỳ hơn trong lễ dạm ngõ nhưng không cần quá phức tạp như trong lễ cưới.

Thành phần tham gia

Tham gia lễ ăn hỏi không chỉ có bố mẹ hai bên và cặp đôi. Tại buổi lễ này sẽ có thêm đông đủ người nhà của hai gia đình. Ngoài ra, một số bạn bè thân thiết của cặp đôi cũng sẽ góp mặt để chúc mừng hạnh phúc cho họ. Sau buổi lễ thường bố mẹ hai bên sẽ bày những mâm cơm cảm ơn để mời khách khứa và người thân của gia đình mình.

Trên đây là các thông tin về lễ dạm ngõ và lễ ăn hỏi. Từ các thông tin so sánh trên, chúng ta đã nắm được rằng lễ dạm ngõ và lễ ăn hỏi là hai buổi lễ hoàn toàn khác nhau. Chúng có sự khác biệt từ ý nghĩa cho đến thành phần tham dự. Lễ dạm ngõ sẽ diễn ra trước và ít quan trọng hơn lễ ăn hỏi. Tuy nhiên, cả hai buổi lễ này đều không thể thiếu trong quá trình hôn nhân của cặp đôi.

Tham khảo thêm