Ngày cưới vốn dĩ luôn được xem là ngày lễ trọng đại của đời người do đó mà việc chuẩn bị sính lễ cho ngày cưới cũng là điều vô cùng đặc biệt và quan trọng. Vậy sính lễ đám cưới gồm những gì và chuẩn bị như thế nào luôn là thắc mắc của rất nhiều người. Hãy cùng ninistore đi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này ngay trong bài viết sau đây nhé.
Ý nghĩa của phong tục tặng sính lễ trong ngày cưới
Ở nước ta, phong tục tặng sính lễ trong ngày cưới đã có từ rất lâu đời và được lưu giữ trân trọng đến ngày nay, đây cũng được xem là một trong nét đẹp trong truyền thống của văn hóa cưới xin Việt Nam. Sính lễ sẽ được nhà trai chuẩn bị để mang sang nhà gái, nó mang một ý nghĩa của sự may mắn và tốt lành trong hôn nhân của cặp vợ chồng tương lai. Là minh chứng cho cuộc hôn nhân của đôi vợ chồng trẻ.
Đồng thời mâm sính lễ còn bày tỏ ngỏ ý của nhà trai muốn rước cô dâu về sống chung một nhà trong sự chúc phúc của gia đình và họ hàng 2 bên. Thông qua đó mâm sính lễ cũng mang theo sự thiêng liêng thể hiện sự trách nhiệm và coi trọng của cả cô dâu và chú rể trong cuộc hôn nhân này.
Tùy thuộc vào từng phong tục tập quán của từng vùng miền mà sinh lễ ở mỗi nơi có những nét khác biệt riêng. Cụ thể đó là ở trong miềm Nam họ thường chuẩn bị sính lễ theo số chẵn như 4,6 hoặc 8, 10… mâm nhưng ở ngoài miền Bắc họ lại thường chuẩn bị sính lễ theo số lẻ như 5, 7 hoặc 9 mâm… Mâm lễ này sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của nhà gái hoặc điều kiện của gia đình nhà trai ra sao.
Sính lễ trong ngày cưới gồm những gì?
Thông thường, sính lễ sẽ được nhà trai mang sang nhà gái vào ngày diễn ra lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ nạp tài. Và trước ngày gần đám hỏi, nhà trai sẽ thường chuẩn bị những mâm quả dưới đây:
Mâm trầu cau
Từ xưa các cụ ta vẫn có câu “Dăm miếng trầu cay, một buồng cau trắng mà đôi chúng ta nên vợ thành chồng”. Chính vì thế khi nói đến sinh lễ trong đám cưới thì chắc chắn không thể thiếu được mâm quả trầu cay. Mâm sính lễ này mang một ý nghĩa tốt đẹp thể hiện tình cảm vợ chồng luôn được bền chặt, gắn bó kéo sơn và hạnh phúc, thủy chung và một lòng son sắc.
Trong mâm lễ này buồng cau được chọn phải được xanh tươi và được bẻ khéo léo. Lá cau được chọn phải xanh, to tròn, không bị rách hoặc héo úa.
Mâm trà- rượu- nến
Có những nơi họ có thể thay thế bằng rượu và thuốc lá. Đây là mâm lễ vật không thể thiếu trong ngày cưới trọng đại, trà và rượu sẽ được dâng lên bàn thờ của tổ tiên ông bà. Thể hiện lòng thành kính và sự biết ơn của những bậc bề trên, những người đã sinh thành và tạo ra họ. Và nến hoặc đèn cây sẽ được thắp lên để bắt đầu nghi thức hành lễ trước bàn thờ của ông bà, tổ tiên.
Đồng thời cũng như là lời mời ông bà tổ tiên về chứng giám và chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ, mong đám cưới được diễn ra thuận lợi và suôn sẻ. Ngoài ra, mâm lễ này còn được xem là một sự xin phép ông bà tổ tiên họ nhà gái để nhà gái được phép nàng dâu về nhà mình.
Mâm bánh
Mâm bánh sính lễ này mang một ý nghĩa mong cho đôi vợ chồng trẻ sau này tình cảm dành cho nhau sẽ luôn được ngọt ngào và dịu dàng như hương vị của bánh. Tùy theo từng vùng miền hoặc quan niệm của mỗi gia đình, loại bánh được chuẩn bị trong mâm bánh có thể là bánh phu thê(xu xê hay xu xuê), bánh pía, bánh đậu xanh, bánh cốm hoặc bánh chưng, bánh giầy…
Sính lễ đám cưới gồm những gì?
Mâm trái cây
Ông bà ta ngày xưa vẫn thường nói “hoa thơm quả ngọt” do đó mâm sính lễ này được xem như là mong ước cho cuộc sống hôn nhân của đôi lứa luôn được hạnh phúc ngọt ngào. Tình yêu luôn bền chặt rồi sẽ đơm hoa kết trái để cho ra quả ngọt là chính những đứa con đáng yêu.
Khi lựa chọn mâm quả này, phía nhà trai thường chuẩn bị những loại quả như táo, lê, nho, cam… tránh những loại quả có vị đắng và chát như chuối, việt quất… Và tất cả những loại quả này đều phải được lựa chọn kỹ càng để có được những trái tươi ngon, không bị dập nát để dâng lên ông bà tổ tiên.
Mâm xôi- gà luộc
Theo quan niệm của các cụ, xôi gấc mang một ý nghĩa thể hiện tình cảm vợ chồng luôn được gắn kết, bền chặt và ấm áp. Do đó, khi chuẩn bị mâm sính lễ này người ta thường chọn nấu xôi gấc được nấu từ những loại nếp ngon và có mùi thơm dịu để đi cùng với một con gà luộc được đặt lên trên. Nói chung mâm sính lễ này tượng trưng cho một cuộc sống sung túc và no đủ về sau.
Mâm chè- mứt sen
Chè là lễ vật tượng trưng cho sự hiếu thảo của con cái đối với tổ tiên ông bà đồng thời cũng là sính lễ thể hiện tình cảm của cô dâu chú rể đối với anh em họ hàng. Còn mứt sen là lễ vật mang ý nghĩa sum vầy, hòa thuận trong gia đình đồng thời cũng thể hiện sự gắn kết của cặp đôi.
Mâm lễ khác
Ngoài những mâm lễ kể trên được chuẩn bị thì tùy thuộc vào từng điều kiện của mỗi gia đình và tùy từng vùng miền thì phía nhà trai họ có thể chuẩn bị thêm những mâm quả khác như: mâm heo quay, mâm đựng trang phúc áo dài, mâm tiền… Mỗi lễ vật ăn hỏi này đều mang ý nghĩa khác nhau để thể hiện lòng biết ơn của chú rể đối với công ơn dưỡng dục đối với bố mẹ cô dâu. Đồng thời cũng thể hiện sự chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ luôn được hạnh phúc và giàu sang.
Ngoài sính lễ, nhà trai phải chuẩn bị những gì?
Để lễ ăn hỏi diễn ra được thuận lợi, suôn sẻ và trọn vẹn, ngoài việc phải chuẩn bị kỹ càng những mâm sính lễ ở trên thì nhà trai cần phải chú ý chuẩn bị chu đáo những điều dưới đây:
– Trang phục: Sự chuẩn bị tươm tất về trang phục sẽ giúp cho buổi lễ diễn ra được trang trọng cũng như nhận được sự đánh giá cao trong mắt họ hàng gia đình nhà gái. Do đó, những người trong đoàn rước dâu nhà trai nên chú ý lựa chọn trang phục sao cho phù hợp như các bà, mẹ, cô dì… thì nên mặc áo dài còn những bộ vest chỉnh tề sẽ dành cho ông, bố, bác hoặc các chú…
– Chuẩn bị người bưng mâm sính lễ: Đội nam thanh nữ tú bê tráp sẽ là hình ảnh đẹp và không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của người Việt. Nhà trai nên lựa chọn đủ số nam thanh niên trẻ trung và độc thân theo đúng số lượng mâm sính lễ đồng thời trang phục của những người này cũng cần được chuẩn bị sao cho đồng nhất về màu sắc và thiết kế.
– Phương tiện đi lại: Để đến được nhà gái vào đúng giờ lành, nhà trai cần phải tính toán thời gian đi lại trên đường sao cho phù hợp. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ các phương tiện di chuyển sang nhà gái như ô tô, xe máy, thuyền ghe… để tránh những sự cố rủi ro có thể xảy ra.
Mong rằng với những thông tin được đề cập trong bài viết trên đây đã giúp cho các bạn nắm được sính lễ đám cưới gồm những gì và phải chuẩn bị như thế nào. Cưới xin là chuyện quan trọng của cả đời người do đó việc chuẩn bị sính lễ luôn là khâu rất quan trọng cần phải chuẩn bị chu đáo và tuyệt đối không thể làm qua loa. Chúc bạn sẽ có một lễ cưới thật trọn vẹn và ý nghĩa.
Thông tin tham khảo thêm dành cho bạn:
XEM NGÀY CƯỚI THEO TUỔI CỦA NĂM 2020 THÁNG NÀO TỐT NHẤT
3 THỰC ĐƠN, MÓN ĂN TIỆC CƯỚI Ở MIỀN NAM CAO CẤP, SANG TRỌNG 2019
CÔ DÂU NÊN MANG GIÀY GÌ TRONG NGÀY CƯỚI VỪA ĐẸP, VỪA THOẢI MÁI