Phong tục đám cưới hỏi người Hoa ở Việt Nam với nhiều nghi thức, phong tục thú vị và độc đáo. Vậy bạn đã biết hết những phong tục hấp dẫn này chưa, nếu chưa thì ngay bây giờ hãy cùng Nini Store tìm hiểu ngay 4 phong tục đám cưới hỏi người Hoa ở Việt Nam độc đáo và thú vị nhất nhé!

Có rất nhiều phong tục thú vị trong đám cưới người Hoa tại Việt Nam

Lấy lá số so tuổi một phong tục đám cưới hỏi người Hoa tại Việt Nam thú vị

Không chỉ xem trọng lễ nghĩa, môn đăng hộ đối trong mọi hôn lễ của người Hoa mà việc hợp tuổi hợp mệnh cũng được coi là một trong những phong tục đám cưới hỏi truyền thống quan trọng nhất của người Hoa tại Việt Nam.

Khi trai gái yêu nhau, quyết định đi đến hôn nhân thì chàng trai sẽ đưa cô gái về ra mắt bố mẹ, thưa chuyện gia đình và nhờ người sang nhà gái để xin sự chấp thuận . Nếu được chấp thuận thì người nhà trai sẽ lấy lá số, tuổi của cô gái để so sánh với chàng trai để xem họ có hợp nhau hay nằm trong tứ hành xung.

Nếu hợp nhau họ sẽ được quyền tiến đến hôn nhân còn nếu không phù hợp nằm trong tứ hành xung thì cuộc hôn nhân này sẽ không được chấp thuận.

Tuy đây là một phong tục truyền thống được đánh giá là mê tín nhưng đây cũng là sự quan tâm, lo lắng của các bậc trưởng bối trong gia đình dành cho đôi trai gái, mong muốn họ sẽ có một cuộc hôn nhân hạnh phúc không có tranh cãi và đau khổ.

Chính vì vậy phong tục này vẫn được giữ gìn và nối tiếp cho đến tận bây giờ góp phần thể hiện nét văn hóa, phong tục đặc trưng của người Hoa trong các dịp cưới hỏi.

Tham khảo thêm: Shop bán trâm cài tóc của hoàng hậu Trung quốc đẹp nhất

Lễ ăn hỏi và báo cưới của người Hoa tại Việt Nam rất độc đáo

Theo phong tục cưới hỏi của người Hoa, sau khi lấy lá số so tuổi nếu cặp trai gái hợp tuổi với nhau thì nhà trai thường đến nhà gái cùng một người gọi là người mai mối để đại diện nhà trai hỏi cưới.

Người mai mối này được tin là mang duyên lành nối dây tơ hồng cho hai bên đến được với nhau, giúp cho cuộc hôn nhân được thuận buồm xuôi gió. Khi đi đến nhà gái thì người mai mối thường mang đến những lễ vật tượng chưng cho sự sung túc, chúc phúc, tình nghĩa vợ chồng, con cái:

– 4 món Hải Vị đại diện cho 4 phương: tóc tiên, tôm khô, mực khô, nấm đông cô.

– 1 mâm quýt. Quýt phải được dán chữ Hỷ trên đó.

– 1 cặp gà trống, mái còn sống.

– 1 con heo quay.

– Bánh cưới.

Sau khi hỏi cưới, nhận lễ vật nhà gái sẽ mời nhà trai dùng bữa cơm coi như một lời ưng thuận, chấp nhận sự tiến tới hôn nhân, cuộc sống gia đình của cặp đôi trẻ. Và việc thỏa thuận lễ vật và tiền dẫn cưới sau đó sẽ được người mối ở lại nói chuyện cùng nhà gái.

Lễ cưới của người Hoa tại Việt Nam mang đậm văn hóa Trung Hoa

Ngày nay, phong tục cưới hỏi của người hoa ở Việt Nam đã được tổ chức đơn giản hơn nhưng rất nhiều nhưng cũng không kém phần trang trọng, độc đáo.

Việc cử hành hôn lễ được tổ chức phù hợp với kinh tế gia đình, không câu nệ về hình thức nhưng vẫn phải đảm bảo được các nghi thức quan trọng và không được làm mất đi được bản sắc văn hóa, sự độc đáo trong từng nghi thức, phong tục  của người Hoa trong sự giao thoa văn hóa với Việt Nam.

Lễ cưới của người Hoa thường được tổ chức vào cuối năm cũ đầu năm mới với ý nghĩa kết thúc những câu chuyện buồn vui, đau khổ của năm cũ để bước sang năm mới bắt đầu một hành trình, cuộc sống, hạnh phúc mới.

Trong đám cưới cổ truyền không chỉ thời xưa mà ngay cả bây giờ, các cô dâu sẽ được mặc xiêm áo màu hồng, mà đỏ bằng gấm thêu thủ công khắc họa những hình ảnh rồng, phượng hoa văn cổ tượng trưng cho sự giao hòa giữa âm và dương.

Không chỉ thế cô dâu còn được bới tóc và được thoa dầu bóng, dắt trâm hình cành hoa đỏ và lá trắc bá diệp tươi trên đầu đội mũ phụng. Còn chú rể sẽ mặc xiêm áo bằng gấm hồng thêu hình rồng, trên đầu đội mũ quả bí và trên ngực cài bông hoa to màu đỏ. Bộ đồ tân nương, tân lang này đều được sử dụng những màu nổi bật như màu đỏ để tượng trưng cho sự may mắn, hào thuận xua đuổi tà ma bắt đầu một cuộc hôn nhanh hạnh phúc, sung túc và đầm ấm.

Trong ngày cưới, chú rể sẽ đến nhà cô dâu từ chiều hôm trước để tự mình rót nước mời họ hàng thân thích, trưởng bối của cô dâu. Sau các thủ tục đó chú rể trở về nhà và chỉ có hai cô gái chưa chồng và ông, bà mối ở lại nhà gái để hôm sau đưa dâu về.

Ngày đón dâu chú rể và phù rể đón dâu ở giữa đường, khi cô dâu về tới nhà trai, bố mẹ chồng nếu có tuổi không xung khắc với cô dâu thì ra đón, nếu có tuổi xung khắc thì tránh gặp mặt và đợi cô dâu bước vào nhà mới xuất hiện. Khi đến nhà trai cô dâu và chú rể phải thực hiện ba lễ bắt buộc: nhất bái thiên địa, nhị bái cao đường, phu thê giao bái để lạy tạ trời đất đã tạo ra mối lương duyên cho họ, lạy tạ cha mẹ đã tác thành và lạy tạ người bạn đời đã thể hiện tình cảm và sự tôn trọng.

Sau khi thực hiện xong các nghi lễ trước bàn thờ tổ tiên, cô dâu chú rể đi chào cô bác bên chồng. Đêm động phòng hai vợ chồng phải uống rượu hợp cẩn, rượu giao bôi thể hiện sự mong ước hòa hợp, nhường nhịn nhau trong cuộc sống.

Nên xem: Bộ sưu tập mới Áo dài bưng quả nữ truyền thống màu hồng đẹp

Lễ lại mặt trong phong tục đám cưới hỏi người Hoa tại Việt Nam – nét độc đáo và đầy nhân văn

Một trong 4 phong tục đám cưới hỏi người Hoa tại Việt Nam thú vị nhất chính là lễ lại mặt. Một phong tục thường được tiến hành sau lễ cưới một ngày, ông mối cùng với cặp vợ chồng trẻ sẽ mang một đôi gà hai chai rượu và một mâm xôi sang thưa chuyện nhà gái. Sau lễ lại mặt cha mẹ cô gái mới chia hồi môn cho con.

Không chỉ đơn giản là chia hồi môn, lại mặt gia đình mà người Hoa còn dùng phong tục này để nhắc nhở, căn dặn con cháu coi bố mẹ vợ như bố mẹ mình, cùng nhau thắt chặt, mở rộng tình cảm thông gian giữa hai bên gia đình, trao đổi kinh nghiệm, trách nhiệm của hai bên gia đình.

Hy vọng, với những thông tin mà Nini Store cung cấp trên sẽ giúp bạn có thể hiểu thêm về 4 phong tục đám cưới hỏi của người Hoa tại Việt Nam. Nếu bạn viết này thú vị, hãy chia sẻ chúng đến với đông đảo mọi người để cùng đọc và cùng khám phá bạn nhé!

Xem thêm