Top 3 thủ tục trong lễ ăn hỏi miền Nam bạn cần biết

Phong tục tập quán trong việc đám hỏi ở các vùng miền thường khác nhau từ Bắc vào Nam. Không giống như người miền Bắc và miền Trung, người miền Nam có lối sống phóng khoáng, không cầu kì câu nệ nhưng không vì thế mà tổ chức các sự kiện, ngày lễ lớn một cách sơ sài và đơn giản, nhất là trong ngày cưới hỏi. Bài viết của ninistore.vn sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về top 3 thủ tục trong lễ ăn hỏi miền Nam mà bạn cần biết, cùng theo dõi nhé!

Đám hỏi là gì

Đám hỏi hay còn được gọi là lễ đính hôn, đây là một nghi thức rất quan trọng trong phong tục truyền thống, được coi là một lễ hỏi vợ chính thức cho các chàng trai. Là giai đoạn quan trọng trong mối quan hệ hôn nhân, cô gái sẽ trở thành vợ sắp cưới của chàng trai.

Mâm quả trong thủ tục cưới hỏi

Khác với phong tục của người miền Bắc và người miền Trung, tráp ăn hỏi của người miền Nam thường được bên nhà gái yêu cầu số chẵn và hầu hết là 6 tráp. Số 6 theo quan niệm của người miền Nam là biểu tượng cho tài lộc, may mắn và hạnh phúc. Vật phẩm trong tráp lễ phải là số lẻ. Đó chính là biểu tượng cho sự sinh sôi và hình thành gia đình trong sự đầm ấm.

Trầu cau

Trầu cau được xem là lễ vật linh thiêng và là đồ lễ ăn hỏi không thể thiếu, với quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Theo sự tích dân gian, trầu cau là vật tượng trưng cho tình yêu son sắt, mặn mà. Vì vậy, tráp trầu cau được coi là lễ vật chính trong tất cả lễ vật ăn hỏi.

Rượu và thuốc lá

Nhà trai cần chuẩn bị đầy đủ sính lễ. Mâm rượu và thuốc lá là sinh lễ đám hỏi không thể thiếu. Rượu và thuốc lá là lễ vật mang ý nghĩa thể hiện lòng hiếu thảo và thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Đựng rượu thuốc kết hợp với trang trí dây nơ, ruy băng và hoa tươi sẽ tạo nên vẻ đẹp sang trọng và tinh tế cho mâm lễ vật.

Hoa quả tươi

Hoa quả tươi cũng chính là lễ vật không thể thiếu trong ngày đám hỏi. Lễ vật ăn hỏi hoa quả tươi này mang ý nghĩa tượng trưng cho trái ngọt với hoa thơm nhằm chúc phúc cho cặp vợ chồng  mau chóng có con để con cháu đầy đàn, hạnh phúc ấm no, sum vầy. Hoa quả thường được xếp theo hình rồng phượng rất bắt mắt với ý nghĩa là chúc phúc cho sự phú quý.

Bánh phu thê

Bánh phu thê mà người miền Nam chọn trong lễ ăn hỏi còn được gọi là bánh xu xê. Bánh xu xê có đặc điểm rất độc đáo, có hai phần tượng trưng cho âm và dương, tượng trưng cho vợ và chồng. Phần thân bánh trong trắng, mịn màng tượng trưng cho âm là người vợ, còn phần nắm chỉnh chu ôm lấy thân bánh tượng trưng cho dương là người chồng.

Tráp bánh phu thê thể hiện sự gắn bó son sắt của đôi nam nữ và sự chúc phúc dành cho cặp đôi. Chiếc bánh này đã trở thành một lễ vật không thể thiếu trong tráp ăn hỏi của người miền Nam.

Tham khảo thêm: Thực Đơn Tiệc Cưới ở miền nam Cao Cấp

Gà quay, lợn quay

Gà quay hoặc lợn quay là một lễ vật hết sức quan trọng đối với người miền Nam. Với quan niệm của người miền Nam, có mặn có ngọt, một mâm cổ phong phú. Lễ tráp mang biểu tượng của sự sung túc, giàu có, thịnh vượng, nhiều của ăn của để thể hiện sự bảo vệ, che chở cho cô gái của chàng trai trong cuộc sống hôn nhân sau này.

Lễ đen

Theo phong tục, lễ đen chính là số tiền mà nhà gái thách cưới với nhà trai. Số tiền nạp tiền lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào sự bàn bạc và hoàn cảnh của hai gia đình. Ngày nay gia đình nhà gái thách cưới ít hơn ngày xưa, bởi đám hỏi là do cả hai bên gia đình lo liệu, chi trả nên việc thách cưới cũng giảm nhẹ đi. Tráp lễ đen sẽ được mẹ của chú rễ trao tận tay cho mẹ của cô dâu thể hiện thành ý muốn góp một phần lễ cho đám hỏi.

Tráp lễ đen là món quà mà nhà trai dành tặng cho nhà gái vì đã có công sinh thành và nuôi dưỡng người con dâu mà họ sắp rước về. Đây cũng thể hiện thái độ tôn trọng đối với nhà gái nói chung và với cô dâu nói riêng.

Lễ vật dành riêng cho cô dâu

Tráp lễ vật dành riêng cho cô dâu thường không bắt buộc nhưng với những gia đình nhà trai khá giả, tráp lễ sẽ chuẩn bị với khay đựng áo dài và đồ trang sức mà nhà trai dành tặng riêng cho cô dâu. Trong lễ ăn hỏi, cô dâu sẽ mặc áo dài và đeo trang sức mà nhà trai đã chuẩn bị. Sau đó cô dâu và chú rễ mới ra chào hỏi quan họ hai bên và sau đó làm lễ trước bàn thờ tổ tiên.

Top-3-thu-tuc-trong-le-an-hoi-mien-nam-ban-can-biet
top 3 thủ tục trong lễ ăn hỏi miền Nam bạn cần biết

Tham khảo thêm: Bộ đồ Hanbok Hàn Quốc dành cho bé trai

Top 3 thủ tục trong lễ ăn hỏi miền Nam bạn cần biết

Nghi lễ rước vật dẫn lễ: Vào ngày giờ mà hai bên gia đình đã lựa chọn, gia đình nhà trai sẽ mang lễ vật đến gia đình nhà gái để làm thủ tục ăn hỏi.

Nghi thức chào hỏi và đón lễ vật ăn hỏi: Sau khi gia đình nhà trai rước lễ vào thì gia đình nhà trai và nhà gái chào hỏi nhau và đội bê tráp của gia đình nhà trai sẽ trao lễ cho đội bê tráp của gia đình nhà gái để mang vào nhà.

Nghi thức mời nước, trò chuyện : Gia đình nhà trai và gia đình nhà gái sẽ giới thiệu những thành viên trong gia đình mình với nhau. Sau đó, người đại biểu họ nhà trai sẽ công bố lý do mang đồ lễ tới. Tiếp đó mẹ chú rể sẽ cùng với mẹ cô dâu mở từng mâm lễ vật. Sau đó, mẹ của chú rể sẽ trao tiền dẫn lễ cho gia đình nhà gái.

Nghi thức đón dâu ra mắt hai gia đình: Sau màn trò chuyện, mẹ cô dâu cùng mẹ chú rể sẽ đón cô dâu xuống ra mắt và chào hỏi với hai bên gia đình.

Nghi thức thắp hương trên bàn thờ tổ tiên: Trong ngày đám hỏi, cặp vợ chồng sắp cưới sẽ thắp nhang cho ông bà tổ tiên để thể hiện sự thành kính và biết ơn.

Nói chuyện và bàn bạc về đám cưới: Sau khi thắp nhang cho ông bà tổ tiên thì hai gia đình sẽ cùng ngồi lại với nhau để thảo luận chi tiết hơn về lễ cưới.

Nghi thức lại quả: Sau khi bàn về đám cưới xong, nhà gái sẽ lấy một phần lễ vật ăn hỏi do nhà trai mang sang để làm nghi thức lại quả cho nhà trai. Lưu ý tất cả mâm lễ đều phải mở nắp.

Mở tiệc họ nhà trai: Kết thúc nghi lễ ăn hỏi, gia đình nhà gái sẽ mời cơm gia đình nhà trai nhằm thể hiện sự cảm ơn về sự quan tâm và chu đáo của gia đình nhà trai dành cho mình và con gái.

Phương tiện đi lại và thành phần tham gia lễ ăn hỏi

Để đảm bảo việc diễn ra buổi lễ đám hỏi thật suôn sẻ và đến nhà gái đúng giờ, phía gia đình nhà trai cần lên kế hoạch thật chu đáo. Cần dự trù thời gian đi lại và những trở ngại có thể gặp phải trên đường đi. Vì vậy, tốt nhất là nhà trai nên đến trước 30 phút.

Bên cạnh đó, gia đình nhà trai cần sắp xếp các thành viên và chọn phương tiện đi lại phù hợp như xe ô tô, xe khách, ghe thuyền,… Cần sắp xếp thành viên tham gia thật kỹ càng.

Phía nhà trai

Thành phần tham gia bên nhà trai sẽ là ông bà, bố mẹ, các thành viên trong gia đình, bạn bè của chú rễ và các bạn nam độc thân bưng tráp. Số lượng các bạn phụ bưng mâm quả bên nhà trai sẽ là số chẵn 4, 6 hoặc 8.

Phía nhà gái

Thành phần tham gia bên nhà gái sẽ là ông bà, bố mẹ, các thành viên trong gia đình, bạn bè của cô dâu và một số bạn nữ để phụ trách việc đón tráp ăn hỏi. Tương tự với bên phía nhà trai, số lượng các bạn nữ đón lễ vật cũng tuân theo số chẵn và phải tương ứng với số nam bưng tráp.

Trên đây là top 3 thủ tục trong lễ ăn hỏi miền Nam bạn cần biết, chắc hẳn sẽ là những gợi ý rất tốt giúp buổi lễ đám hỏi của bạn diễn ra trọn vẹn.

Xem thêm: