Lễ dạm ngõ được xem là một nghi lễ quan trọng trong phong tục hôn nhân của người Việt Nam cho nên không thể lơ là được. Khâu chuẩn bị lễ dạm ngõ là hết sức cẩn thận và chu đáo, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết nhiều về nghi thức này và không biết nên làm như thế nào cho đúng. Trong bài viết ngày hôm nay, ninistore.vn sẽ đi tìm hiểu về nghi thức này và những vấn đề liên quan như sắm đồ lễ dạm ngõ gồm có những gì?

Lễ dạm ngõ là gì?

Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ, lễ xem mặt, đây là một nghi lễ nhằm mục đích chính thức hóa mối quan hệ hôn nhân của hai gia đình nhà trai và nhà gái. Trong buổi gặp gỡ này, nhà trai sẽ xin đến nhà gái và đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng trước khi tiến đến hôn nhân, về chung một nhà.

Lễ dạm ngõ không cần phải có mặt người mai mối, không cần quá nhiều nghi thức cũng không cần quá nhiều lễ vật rườm rà. Lễ dạm ngõ được xem như một ứng xử văn hóa, thông qua cuộc gặp gỡ này thì hai gia đình sẽ có thể hiểu về nhau nhiều hơn từ hoàn cảnh gia đình cho đến bà con, họ hàng và từ đó để có thể quyết định là có nên tiếp tục tính đến chuyện lâu dài hay không.

Đây không phải là một nghi lễ quá quan trọng, tuy nhiên nếu như bỏ quan lễ dạm ngõ mà tiến hành đi đến lễ ăn hỏi thì mọi chuyện sẽ trở nên đường đột, không có khởi đầu và hai bên gia đình sẽ không thể hiểu về nhau được, gây ra nhiều rắc rối sau này. Đồng thời, nghi lễ dạm ngõ không tốn quá nhiều thời gian và chi phí của hai bên gia đình cho nên người Việt Nam từ trước đến nay vẫn giữ nét văn hóa cồ truyền này.

Thành phần tham gia trong lễ dạm ngõ phải đầy đủ nhà trai và nhà gái, nhà trai gồm có bố mẹ chú rể, chú rể, người mối (nếu có), ông bà nội ngoại hoặc chú bác cậu dì hai bên nội ngoại, về số lượng thì khoảng từ 5 – 7 người là đủ. Đối với nhà gái thì phải có đủ cả gia đình nhà gái gồm cha mẹ cô dâu, cô dâu, ông bà nội ngoại hoặc đại diện nội ngoại.

Mọi người trong lễ dạm ngõ phải ăn mặc lịch sự, trang phục chỉnh chu, ăn nói nhẹ nhàng có văn hóa. Không nhất thiết phải mặc comple và áo dài vì buổi lễ khá đơn giản và còn phụ nhiều nhieefu vào thời tiết, khoảng cách nhà trai – gái cho nên nam chỉ cần mặc áo sơ mi, nữ mặc áo sơ mi quần dài hoặc váy đều được.

Tham khảo thêm: Đám hỏi cô dâu có đeo nhẫn cưới không?

Nghi thức lễ dạm ngõ được tiến hành theo trình tự khi nhà trai đến gia đình nhà gái. Hai bên sau khi gặp mặt thăm hỏi thì người đại diện bên nhà trai sẽ đứng lên phát biểu lý do buổi dạm ngõ, nhà gái sẽ gởi lời cảm ơn đến nhà trai và giới thiệu từng thành viên trong gia đình và những mong muốn , tâm tư của mình. Nếu như cả hai bên gia đình đồng ý thì bố mẹ nhà gái sẽ cho phép cô dâu và chú rể đến thắp hương trên bàn thờ tổ tiên.

Sau đó hai bên gia đình nhà trai và nhà gái sẽ tiếp tục bàn bạc về ngày ăn hỏi, ngày tổ chức đám cưới, những lễ vật yêu cầu và cuối cùng là đi đến thống nhất chuung. Sau khi đã chốt ý kiến thì nhà gái sẽ mời nhà trai cùng dùng cơm với gia đình để tăng thêm phần mật thiết và gắn bó hơn giữa mọi người với nhau, trong bữa cơm mọi người có thể chia sẻ với nhau nhiều chuyện để tăng thêm không khí vui vẻ, ngon miệng.

Sắm đồ lễ dạm ngõ gồm có những gì?

Lễ dạm ngõ được tổ chức khá đơn giản và nó giống như buổi nhà trai đến thăm nhà gái cho nên không cần phải quá cầu kì và khoa trương trong khâu chuẩn bị lễ vật. Lễ dạm ngõ bên nhà trai có thể chuẩn bị các lễ vật như là trầu cau, chè, rượu, bánh,… Tùy theo từng vùng miền mà mỗi nơi sẽ có thể mang lễ vật đến cho nhà gái sẽ khác nhau, tuy nhiên mọi thứ đều phải thật trang trọng và thể hiện sự thành tâm đối với nhà gái.

Thường thì lễ dạm ngõ nhà trai cần chuẩn bị sẽ bao gồm: 1 tráp trầu cau nhỏ gồm có trầu cau, rượu, thuốc, bánh kẹo, 1 lãng hoa quả tươi. Tốt nhất thì gia đình nên hỏi những người lớn tuổi hơn để có thể nắm được những lễ vật dạm ngõ một cách đầy đủ nhất, tránh sự thiếu sót gây ảnh hưởng đến bầu không khí dạm ngõ.

Đối với nhà gái thì cần phải dọn dẹp nhà cửa một cách sạch sẽ và gọn gàng, khi nhà trai đến thì chào và tiếp đón niềm nở, nên mời khách nước trà thơm, ngon. Ngoài ra đây là buổi gặp mặt giữa những người lớn của hai bên gia đình với nhau nên chuẩn bị phải chu đáo, bàn thờ tổ tiên phải sạch sẽ vì trong buổi dạm ngõ thì chú rễ sẽ đến thắp nhang.

Sau khi đã ngồi lại nói chuyện và nhà gái đồng ý nhận lễ vật thì hai bên gia đình sẽ ngồi nói chuyện cùng nhau, nhà gái phải chuẩn bị một mâm cơm gia đình để đón khách sau buổi dạm ngõ. Mâm cơm gia đình sẽ có thể không cần phải quá cầu kì nhưng phải đầy đủ món, tươm tất, thơm ngon để thể hiện được tài nữ công gia chánh của nhà gái.

Mỗi vùng miền sẽ có thể có những tục lệ dạm ngõ khác nhau tuy nhiên thông thường thì buổi lễ dạm ngõ đều diễn ra theo một tiến trình như chúng tôi đã trình bày. Bài viết Lễ dạm ngõ là gì? Sắm đồ lễ dạm ngõ gồm có những gì? đã giúp các bạn giải đáp những thắc mắc về lễ dạm ngõ, hi vọng đây là nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho tất cả mọi người.

Xem thêm: