Đám cưới là một ngày rất quan trọng đối với cô dâu và chú rể cũng như hai bên gia đình, trước ngày diễn ra đám cưới thì cả hai bên gia đình đều phải chuẩn bị rất nhiều từ việc xem ngày giờ lành tháng tốt, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị trang phục cho cô dâu, chú rể và những người đi họ, chuẩn bị thiệp cưới, mời cưới,… Không chỉ thế mà cô dâu chú rể còn phải tìm hiểu về những tục lệ kiêng cử của hai bên gia đình để có được một ngày cưới thật hoàn thiện và không xảy ra sơ suất gì.

Mỗi vùng có nhiều tập tục cưới hỏi khác nhau cho nên hai bên gia đình nên tìm hiểu về về những việc nên và không nên làm trong ngày cưới hỏi. Có rất nhiều người thắc mắc rằng đi đón dâu có nên đi một đường về một đường hay không? Có nên kiêng cử về đường đi như thế hay không? Trong bài viết ngày hôm nay, ninistore.vn sẽ đi giải đáp thắc mắc này cho mọi người.

Đón dâu đi một đường về một đường: Có cần phải kiêng kị vậy không?

Trong ngày đám cưới, lễ đón dâu sẽ được tổ chức ngay từ lúc đầu và đây được xem là một nghi lễ quan trọng đối với cả cô dâu, chú rể và hai bên gia đình. Lễ đón dâu thường có nhiều kiêng cử và được khá nhiều người quan tâm. Chính vì cưới xin là một sự kiện hết sức quan trọng trong cuộc đời mỗi người cho nên muốn lễ cưới hỏi, rước dâu được thuận lợi nhất thì chúng ta nên nắm bắt được những điều kiêng kỵ để tránh điều không may xảy ra.

Ông bà ta có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, chính vì vậy mà hầu như mỗi vùng đều có những tục lệ kiêng cử trong lễ đón dâu với mong muốn cô dâu chú rể sẽ được hạnh phúc vuông tròn, cuộc sống gia đình sau này sẽ được sung túc, ấm êm. Và hầu như ở nhiều cùng đều có quan niệm đón dâu đi 1 đường và về một đường, tuy nhiên có nhất thiết phải làm như vậy hay không?

Đón dâu đi một đường về một đường có nghĩa là khi nhà trai đến nhà gái để tiến hành làm lễ rước con dâu thì sẽ đi một đường. Sau khi làm lễ đón dau và đón được cô dâu về thì nhà chồng tiến hành đưa cô dâu về và phải đi bằng một cong đường khác. Không nên đi lại con đường mà ban đầu khi đến đón dâu, đường lúc đi và đường lúc về sẽ tạo thành một vòng tròn khép kín.

don-dau-di-mot-duong-ve-mot-duong
Đón dâu đi một đường về một đường?

Cũng giống như những kiêng cử khác trong lễ đón dâu, đám cưới, văn hóa cưới hỏi truyền thống thì quan điểm đón dâu đi một đường về một đường là một điều cần lưu ý để tránh những điều không may mắn, xui xẻo đến với cặp vợ chồng mới cưới. Trước khi diễn ra lễ cưới thì hai bên gia đình đều sẽ đi xem ngày giờ tốt để bắt đầu tổ chức những nghi lễ, đồng thời cũng xem hướng xuất hành nào tốt cho hôn nhân của vợ chồng.

Sau khi xem được hướng xuất phát tốt thì nhà trai sẽ quyết định được con đường đi đến nhà gái để đón dâu và tương tụ, khi từ nhà gái về cũng phải chọn giờ đẹp và hướng xuất hành may mắn. Ông bà ta luôn quan niệm rằng, trên mỗi con đường thì sẽ có một vị thần đường cai quản và một giờ đẹp để tổ chức lễ cưới hỏi, rước dâu.

Nên  sử dụng con đường và thời gian đó để có thể tiến hành rước dâu, nếu như bị lệch múi giờ hoặc đi sai đường thì có thể dẫn đến những điều không may mắn theo suốt cặp đôi vợ chồng về tới tận nhà. Cho nên việc đón dâu đi một đường về một đường là một điều được khá nhiều gia đình quan tâm và áp dụng để mong muốn có một cuộc sống gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, gia đình ấm no, hạnh phúc.

Những điều cần biết để chuẩn bị cho đám cưới, lễ rước dâu

Trước khi tổ chức một đám cưới thì cô dâu, chú rể và hai bên gia đình đều phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Sau đây ninistore.vn sẽ giới thiệu một số những điều mà cô dâu chú rể cần phải biết để chuẩn bị cho lễ cưới diễn ra thật suông sẻ.

Chọn ngày, giờ tốt để tổ chức đám cưới

Trước khi tổ chức đám cưới thì hai bên gia đình sẽ đi xem xét tuổi cưới, ngày giờ tổ chức lễ cưới hỏi và thường căn cứ vào ngày sinh tháng đẻ của chú rể và cô dâu. Ở nhiều nơi người ta có quan niệm không nên cưới vào năm Kim lâu, đó là những năm mà cô dâu có số tuổi đuôi là 1, 3, 6, 8.  Cưới hỏi vào năm Kim lâu được cho là sẽ gặp nhiều rủi ro, không may mắn, vợ chồng hay cãi vã, mâu thuẩn, hôn nhân dễ tan vỡ, khó nuôi con,…

Việc xem ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ đón dâu, đám cưới được xem là một điều hết sức đáng lưu ý của các cặp vợ chồng. Tổ chức đám cưới vào ngày giờ đẹp thì cuộc sống vợ chồng sẽ yên ả, gặp nhiều hạnh phúc, may mắn. Không nên tổ chức lễ đón dâu vào những ngày sát chủ, tam tai. Tam nương để tránh vợ chồng thường xuyên lục đục, không có con hoặc đứt gánh giữa đường.

Không tổ chức đam cưới và tháng 7 âm lịch, không tổ chức đám cưới vào “ngày cùng tháng tận” thức là vào những tháng Chạp (tháng 12 âm lịch). Những tháng này người Việt thường rất hay kiêng cử để tránh những điều không may mắn có thể xảy ra. Ngày giờ đám cưới phụ thuộc vào rất nhiều đến tuổi của cô dâu cho nên mọi người cần phỉa lưu ý.

Không mời cưới khi chưa tổ chức lễ ăn hỏi

Không mời cưới khi chưa tổ chức lễ ăn hỏi là một điều kiêng kỵ dành cho nhà gái. Thông thường thì nahf trai sẽ chọn ngày cưới và cùng bàn bạc thỏa thuận với nhà gái, nếu nhà gái đồng ý thì hai bên sẽ quyết định chốt một ngày để tổ chức lễ cưới. Trước khi tổ chức lễ ăn hỏi thì nhà trai có thể mời người thân quen, bạn bè đến nhà và thông báo với mọi người về lễ cưới nhưng nhà gái thì chỉ được mời sau lễ ăn hỏi, nếu như thông báo trước khi lễ ăn hỏi diễn ra thì sẽ bị xem là vô duyên, chưa hỏi đã cưới. Tuy nhiên nhiều gia đình cũng tổ chức ngày ăn hỏi và ngày cưới liền nhau cho nên sẽ không tránh được việc mời cưới trước khi diễn ra lễ ăn hỏi.

nhung-dieu-can-biet-de-chuan-bi-cho-dam-cuoi
Những điều cần biết để chuẩn bị cho đám cưới

Không cưới khi nhà đang có tang

Khi nhà đang có tang thì ai cũng đau buồn và xót thương, cho nên nhà có tang điều kiêng kỵ nhất là không nên tổ chức các cuộc vui, trong đó có cả lễ cưới hỏi. Theo phong tục từ xưa đến nay thì con cái phải để tang cha mẹ ba năm, cháu để tang ông bà một năm,… Cho nên nếu như gia đình có tang thì không nên tổ chức cưới hỏi, nhiều trường hợp còn có cả hình thức “cưới chạy tang”, tức là khi người ốm sắp mất hoặc người mất nhưng chưa phát tang thì nhà trai lập tức mang lễ vật sang nhà gái để xin cưới hỏi. Khách mời được mời đến là những người ruột thịt trong nhà mà thôi.

Mẹ đẻ không nên đưa con gái về nhà chồng

Mẹ cô dâu không nên xuất hiện khi đoàn rước dâu bắt đầu đi về, người ta sợ rằng nếu như mẹ cô dâu xuất hiện thì sẽ khiến cho cô dâu cảm thấy bịn rịn, lưu luyến và đây là điều không tốt cho hạnh phúc gia đình và mối quan hệ giữa con dâu với mẹ chồng. Cho nên người đưa tiễn cô dâu sẽ là bố của cô dâu. Ngoài ra thì khi cô dâu về nhà chồng, mẹ chồng cũng không nên đứng trước cửa đón cô dâu. Khi đoàn rước dâu về tới nahf thì mẹ chồng phải cầm bình vôi hoặc chùm chìa khóa đi lánh chỗ khác, đến khi con dâu làm lễ gia tiên nhà chồng thì mẹ chồng mới được xuất hiện. Tục lệ này hình thành với mong muốn mẹ chồng và nàng dâu sau này sẽ tránh được những xung khắc khiến cho gia đình không được yên ấm.

Lễ đón dâu, cưới hỏi là những nghi lễ hết sức quan trọng và được nhiều người lưu tâm, chính vì thế mà nó cũng có khá nhiều những kiêng kỵ với mong muốn gia đình sẽ luôn được hạnh phúc, yên vui. Bài viết Đón dâu đi một đường về một đường: Có cần phải kiêng kị vậy không? đã trả lời những thắc mắc xung quanh vấn đề chọn hướng, đường đi và ngày giờ đón dâu mang lại may mắn cho vợ chồng mới cưới. Hi vọng bài viết sẽ là nguồn cung cấp thông tin hữu ích dành cho tất cả mọi người.

Xem thêm: