Theo truyền thống của người Việt Nam, đám cưới là chuyện trọng đại của đời người nên không phải muốn làm được ngay mà cần chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng. Chẳng hạn như việc chọn ngày cưới đôi khi khiến chúng ta tranh cãi vì không có sự thống nhất trong quá trình xem ngày. Những người chưa có kinh nghiệm có lẽ sẽ thắc mắc rằng xem ngày cưới là nhà trai hay nhà gái quyết định. Vậy để ninistore.vn giải đáp thắc mắc cho các bạn thông qua bài viết sau đây nhé.

nha-trai-hay-nha-gai-quyet-dinh-chon-ngay-dam-cuoi
Nhà trai hay nhà gái quyết định chọn ngày đám cưới

Tại sao cần xem ngày cưới?

Truyền thống xưa nay của người Việt là chuyện cưới hỏi cần phải xem ngày giờ tốt mới được tổ chức. Vì người ta quan niệm rằng cần tuân theo tử vi, phong thủy đôi uyên ương mới được đầu bạc răng long, đồng tâm ở với nhau đến cuối đời. Việc chọn được ngày tốt cũng mang ý nghĩa hóa giải được những điềm xui, điềm xấu đến với tương lai của cô dâu chú rể.

Bởi vậy đám cưới thời xưa việc xem ngày được quan tâm rất kỹ, còn thời hiện đại thế hệ trẻ tư tưởng dần thông thoáng hơn, ít đặt nặng vấn đề này. Họ cho rằng có nhiều người xem ngày giờ kỹ càng rồi sau cũng đổ vỡ, không hạnh phúc. Tuy nhiên, tư tưởng có kiêng có lành vẫn còn thấm nhuần ở người Việt. Người ta cho rằng xem ngày cưới là việc tốt chứ không hề gây hại, cứ thực hiện đúng như vậy nếu không như ý muốn thì do ý trời, lúc đó đành chấp nhận. Nên việc xem ngày cưới vẫn tồn tại trong phong tục cưới hỏi của dân tộc ta.

Xem ngày cưới là nhà trai hay nhà gái quyết định?

Hầu hết các đám cưới đều do cha mẹ hoặc ông bà hai bên nhà cô dâu chú rể xem ngày giờ và quyết định ngày cưới. Người lớn sẽ đến các thầy xem tướng số xem ngày tốt về bàn bạc và thống nhất với nhau. Nhưng đôi khi hai bên coi thầy khác nhau, ngày xem được cũng khác nhau nên có sự tranh cãi không thống nhất được. Có nhiều trường hợp hai bên gia đình nhà trai và nhà gái bất hòa dẫn đến hủy cưới.

Vì thế thời hiện đại, để dễ dàng có sự đồng nhất các vị phụ huynh sẽ hẹn ngày để hai bên gia đình đến chùa tìm các nhà sư xin ngày cưới luôn một lần. Như vậy hai bên sẽ không xảy ra bất đồng trong vấn đề này và nhanh chóng chọn được ngày phù hợp nhất. Không ai muốn hai bên không vui vẻ nên những việc như thế này chúng ta không nên để những trường hợp không vui xảy ra.

nha-trai-hay-nha-gai-nen-quyet-dinh-ngay-cuoi
Nhà trai hay nhà gái nên quyết định ngày cưới

Một số kiêng kị trong tổ chức đám cưới

Chắc chắn ai cũng mong muốn trong ngày cưới và suốt thời gian chung sống cô dâu chú rể sẽ gặp được nhiều may mắn, hạn chế những rủi ro, bất trắc. Nên vì thế người ta mới có nhiều tục lệ kiêng kị để mọi việc diễn ra trơn tru hơn. Theo kinh nghiệm mà ninistore.vn tích lũy được thì đám cưới cần kiêng kị những điều sau đây:

Kiêng kị không làm đám cưới vào năm Kim Lâu

Khi chọn ngày cưới chúng ta cần có chính xác ngày sinh của cô dâu chú rể. Người ta thường dựa vào ngày sinh của cô dâu để chọn và tránh những ngày hung và ngày cát. Nếu cộng lại các số trong năm sinh của cô dâu có số cuối là 1, 3, 6, 8 tức là năm kim lâu cô dâu không được cưới xin. Đám cưới năm này đôi uyên ương sẽ gặp nhiều điều xui xẻo, kém may mắn, vợ chồng bất hòa và khó thuận lợi trong mọi việc. Nếu không thể lùi ngày cưới qua năm sau được thì cô dâu chú rể nên đợi qua Đông Chí lựa ngày đẹp để tổ chức đám cưới.

Kiêng kị đón dâu không chọn hoặc không đúng giờ hoàng đạo

Ngoài việc xem ngày đẹp để đám cưới, chúng ta cần xem giờ tốt để rước dâu. Nhà trai xuất phát đúng giờ hoàng đạo để đón dâu và trước khi đi trưởng đoàn cần thắp hương thưa chuyện với tổ tiên, báo cáo việc tổ chức đám cưới của con cháu trong nhà. Việc rước dâu không đúng giờ theo quan niệm của nhiều người sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của đôi vợ chồng. Ngoài ra chúng ta cần quan tâm đi rước dâu, đi họ đám cưới bao nhiêu người, bao nhiêu xe là hợp lý và thuận tiện nhất.

Kiêng làm đám cưới khi gia đình có tang

Theo quy định từ xưa nay, con cái mãn tang cha mẹ 3 năm và cháu nội ngoại mãn tang ông bà 1 năm mới được tổ chức đám cưới. Vì người ta quan niệm rằng như vậy sẽ hạn chế được những rủi ro, xui rủi không đáng có.  Nhưng nếu cô dâu đã có bầu hai bên gia đình có thể tổ chức đám cưới chạy tang và mọi người thông cảm cho trường hợp đặc biệt này.

to-chuc-dam-cuoi-can-kieng-ki-nhung-gi
Tổ chức đám cưới cần kiêng kị những gì

Mẹ cô dâu chú rể cần kiêng kị điều gì?

Khi nhà trai rước dâu, xưa nay vẫn thường kiêng kị để mẹ cô dâu tham gia. Vì người ta cho rằng làm vậy để tránh việc cô dâu lưu luyến nhà mẹ đẻ rồi thay đổi ý định không chịu đi. Hoặc một số cho rằng nếu cô dâu đi cùng mẹ ruột vô tình tạo nên những điều không hay, khả năng sẽ lấn át vai vế của mẹ chồng sau này.

Bên cạnh đó, khi cô dâu được rước đến nhà chồng thường người ta kiêng kị không để mẹ chồng xuất hiện ở cửa vào những khoảnh khắc đầu tiên. Thay vào đó đến khi cô dâu chú rể làm lễ gia tiên xong khi ấy mẹ chồng mới nên xuất hiện. Xét cho cùng thì quan niệm như thế này cũng nhằm tránh những rủi ro sau này đến với cặp đôi và người ta thường quan niệm có kiêng có lành nên luôn thực hiện theo như vậy. Tuy nhiên nó còn tùy thuộc vào từng vùng, một số nơi sẽ không có tục lệ như vậy.

Kiêng kị dành cho cô dâu

Một phong tục nữa mà bao đời nay người Việt vẫn thường thực hiện theo đó là vào ngày tổ chức hôn lễ, khi nhà trai đến đón dâu cô dâu phải ngồi yên trong phòng và đóng kín cửa. Cô dâu không được để họ hàng nhà trai thấy mặt trước khi chú rể vào đón, trao hoa cưới và dẫn cô dâu đi chào họ hàng.

Mặt khác, khi rước dâu cô dâu không được ngoảnh đầu nhìn lại phía sau, đặc biệt nhìn cha mẹ ruột. Bởi người ta quan niệm rằng như vậy khiến cô dâu không kìm được lòng khi đến làm dâu vẫn luôn lưu luyến và không toàn tâm lo chu đáo việc bên nhà chồng. Đó là thời xưa và tùy theo mỗi vùng mới đặt điều lệ như vậy chứ ngày nay có nhiều gia đình không còn quá đặt nặng lên vấn đề này nữa.

Tham khảo thêm: Thủ tục trong lễ ăn hỏi miền Trung

Kiêng kị chưa làm lễ đám hỏi đã tổ chức đám cưới

Đám cưới cần được tổ chức theo trình tự dạm ngõ, ăn hỏi rồi mưới đến đám cưới. Vào ngày tổ chức đám hỏi, nhà trai và nhà gái sẽ thống nhất với nhau lần cuối về thời gian cụ thể để làm đám cưới. Nhà trai có thể mời cưới trước khi đám hỏi diễn ra nhưng nhà gái thì mời đám sau khi có lễ vật ăn hỏi của nhà trai mang tới. Như vậy nhằm tránh để người khác chê cười chưa ăn hỏi mà đã cưới. Tuy nhiên ngày nay để tiết kiệm thời gian nhiều gia đình khoảng cách xa thường chọn đám hỏi và đám cưới liền kề nhau. Vậy nên nhà gái cũng đành chấp nhận việc đi mời cưới trước lễ ăn hỏi.

Kiêng kị để cô dâu mang bầu vào nhà bước qua cửa chính

Theo quan niệm xưa nay cô dâu đang mang bầu dù như thế nào thì khi đám cưới vào nhà chồng cũng không được bước qua cửa chính. Thay vào đó cô dâu phải vào từ cửa hậu hoặc một bên nhà. Đặc biệt những gia đình làm ăn kinh doanh rất quan tâm đến việc này. Họ quan niệm rằng nếu cô dâu có bầu bước qua cửa chính thì sau này việc làm ăn kinh doanh sẽ không được thuận lợi mà gặp khó khăn, xui rủi.

Phòng tân hôn kiêng để người nặng vía bước vào

Phòng tân hôn cũng là một trong những vấn đề có nhiều kiêng kị. Nhiều vùng miền có phong tục không cho người hiếm muộn, người đang chịu tang, người có hôn nhân tang vỡ, phụ nữ có thai, đàn bà góa chồng vào phòng tân hôn trước khi tổ chức đám cưới. Quan niệm này nhằm tránh những điều không may mắn đến với đôi vợ chồng trẻ.

Kiêng kị tránh để xảy ra đổ vỡ trong đám cưới

Đa số các gia đình đều chú trọng đến việc không để xảy ra đổ vỡ trong suốt thời gian diễn ra đám cưới. Tuyệt đối không được làm bể ly, vỡ gương hoặc gãy đũa tránh mang lại những điềm xui đối với cô dâu chú rể. Quan niệm cho rằng như vậy sẽ khiến cuộc sống hôn nhân về sau của cặp đôi dễ gặp cảnh chia ly, không suôn sẻ, bất hòa…

Vậy với những chia sẻ như trên chúng tôi đã giải đáp cho các bạn biết được xem ngày cưới là nhà trai hay nhà gái quyết định và cung cấp thêm một số thông tin liên quan khác. Hy vọng bạn sẽ cảm thấy hữu ích và tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho mình. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của mọi người và hẹn gặp lại trong những chủ đề tiếp theo của ninistore.vn.

Xem thêm: