Bạn sắp tổ chức lễ cưới hỏi nên đang muốn tìm hiểu cách lạy trong đám cưới theo đúng phong tục cổ truyền? Bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về phong tục cũng như các nghi lễ cưới hỏi của người Việt? Sau đây ninistore.vn sẽ cung cấp thông tin đầy đủ để giải đáp thắc mắc của bạn. Mời bạn theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn nhé.

cach-lay-trong-da,-cuoi-nhu-the-nao
Cách lạy trong đám cưới như thế nào

Cách lạy trong đám cưới theo đúng phong tục cổ truyền

Trong đám cưới việc làm lễ gia tiên là công đoạn không thể thiếu mà bất cứ cô dâu chú rể nào cũng phải thực hiện. Và khi làm lễ gia tiên cô dâu chú rể sẽ bái lạy nhưng không phải muốn lạy như thế nào cũng được mà cần có trình tự và lạy đúng cách. Việc bái lạy được quy định, đối với người mất co dâu chú rể phải lạy bốn lạy, còn với người sống thì lạy hai lạy.

Bên cạnh đó, tư thế lạy phải cung kính, cô dâu trao hoa cầm tay của mình cho phù dâu rồi mới tiến hành đến làm lễ. Đầu cô dâu chú rể khi lạy phải cúi sát đất, động tác phối hợp đều đặn đến khi lạy xong thì cả hai cùng đứng nghiêm trang trước bàn thờ rồi bái. Khi nhà gái nhận quả từ nhà trai thì mâm quả sẽ được đặt tại bàn thờ tổ tiên, tráp trầu cau thường được đặt chính giữa bởi vì tráp này được mở đầu tiên khi dâng lên bàn thờ tổ tiên.

Theo trình tự “nam tả nữ hữu”, tức đại diện nhà gái đứng bên phải và nhà trai đứng bên trái bàn thờ. Người chủ hôn chính là đại diện bên nhà trai sẽ mở đầu buổi lễ bằng việc nêu lên ý nghĩa của việc đem lễ vật sang nhà gái. Để đáp lời của nhà trai, ba của cô dâu chap  nhận rồi xin phép mở nắp tráp trình lễ vật lên bàn thờ tổ tiên. Sau đó ba mẹ của cô dâu sẽ lên phòng dắt con gái ra để chào hỏi họ hàng hai bên rồi thực hiện nghi lễ gia tiên với cách bái lạy như đã hướng dẫn ở trên.

Lễ gia tiên trong đám cưới

Bên nhà trai

Lễ gia tiên trong đám cưới bên nhà trai trước khi khởi hành sang nhà gái cần chuẩn bị một mâm cơm để làm lễ cúng bái gia tiên. Lúc này chủ hôn và chú rể sẽ làm lễ trước bàn thờ gia tiên và khi nhà trai rước dâu về thì mẹ chồng là người đích thân ra đón con dâu vô nhà. Cô dâu khi vào nhà chồng phải cử hàng lễ gia tiên, chào hỏi họ hàng bên chồng. Và lưu ý mỗi gia đình cần tìm hiểu cách trang trí bàn thờ gia tiên sao cho đẹp và đúng phong tục của người Việt để đám cưới trở nên hoàn hảo hơn.

Bên nhà gái

Một vị lão niên dễ dẫn đầu đoàn nhà trai đến nhà gái, khi gần đến nhà gái cả họ sẽ đứng lại. Một người lớn tuổi sẽ cùng chú rể phụ bưng khay trầu rượu bước đến nhà gái, trình rượu và báo giờ làm lễ rước dâu. Lúc này đại diện nhà gái sẽ bước ra chào hỏi và mời họ nhà trai bước vào. Người dẫn đầu là chủ hôn, cha mẹ rồi đến các vai vế khác như chú, bác…

le-gia-tien-trong-dam-cuoi
Lễ gia tiên trong đám cưới

Nhà trai sẽ mở đầu về mục đích gặp gỡ giữa hai họ, đại diện nhà trai sẽ xin phép rước dâu về. Khi họ nhà gái đã chấp nhận, cho phép chú rể vào phòng cô dâu để trao hoa rồi cả hai cùng bước ra làm lễ bái gia tiên. Khi đã làm lễ xong, đôi vợ chồng sẽ thực hiện nghi thức bái lại ông bà, cha mẹ vợ. Như trước đây thì cần phải lạy 2 lạy nhưng ngày nay nhiều nhà đã bỏ qua bỏ qua để cô dâu chú rể giảm sự lo lắng của mình.

Tham khảo: Đi họ đám cưới bao nhiêu người

Một số lưu ý cần biết khi làm lễ đám cưới

Thời điểm lễ gia tiên

Với đám hỏi, lễ gia tiên chỉ diễn ra tại nhà gái, cô dâu chú rể thắp hương ở bàn thờ nhà gái và đến đám cưới thì lễ gia tiên sẽ thực hiện cả hai nhà. Nghi thức lễ gia tiên trong đám hỏi hay đám cưới đều được diễn ra cuối cùng sau khi nhà trai và nhà gái thưa chuyện xong và đồng ý về chuyện cưới hỏi.

Thành phần tham gia

Thành phần tham dự của lễ gia tiên tại nhà trai hay nhà gái thù phụ huynh của gia đình sẽ đưa cô dâu chú rể lên phòng thờ và thắp hương. Chẳng hạn như lễ gia tiên ở nhà gái, ba mẹ cô dâu sẽ là người dẫn đôi vợ chồng trẻ thực hiện nghi lễ báo váo với tổ tiên trong gia đình.

lam-le-gia-tien-can-luu-y-nhung-gi
Làm lễ gia tiên cần lưu ý những gì

Lễ vật không thể thiếu

Trong đám cưới và đám hỏi, nhà trai đều chuẩn bị lễ vật nhỏ gồm có trầu cau, phong bì lễ đen đem đến nhà gái thắp hương. Nhà gái thì cần chuẩn bị mâm ngũ quả, một mâm cơm cúng đặt trên bàn thờ. Ở miền Nam thì bàn thờ không thể thiếu cặp đèn cầy lớn chạm khắc hình long phụng và phải do nhà trai chuẩn bị. Còn nhà gái sẽ chuẩn bị cặp chân đèn để cắm đèn cầy.

Hai nhà phải thống nhất trước kích cỡ để đến ngày cắm đèn cầy vừa vặn với chân đèn. Người ta quan niệm rằng có cặp đèn cầy được đặt trên bàn thờ tổ tiên như thế giúp cho hạnh phúc của đôi uyên ương được viên mãn, ấm áp như ngọn lửa đèn cầy. Ngoài ra, khi cô dâu về nhà chồng, gia đình sẽ chuẩn bị một mâm quả, xôi, gà luộc đặt trên bàn thờ và đó chính là lễ vật để thắp hương.

Nghi thức lễ gia tiên

Cả hai nhà trai và nhà gái cha cô dâu và chú rể hoặc đại diện nam giới trong họ sẽ là người thắp hương và lên đèn trên bàn thờ gia tiên. Người này cũng là người đọc bài khấn được xin tại chùa trước tổ tiên. Cô dâu chú rể sẽ làm theo sự hướng dẫn của cha mẹ và người đại diện trong khi làm lễ.

Vậy trên đây chúng tôi đã hướng dẫn cách lạy trong đám cưới theo đúng phong tục cổ truyền để bạn hiểu rõ hơn về lễ đám cưới của người Việt. Nếu bạn cũng đang chuẩn bị đám cưới thì đừng quên tìm hiểu các trang phục cần mặc trong đám cưới và NiNiStore chính là nơi có thể giúp bạn tỏa sáng nhất trong buổi lễ đấy. NiNiStore có đầy đủ trang phục dành cho cô dâu chú rể, mẹ cô dâu chú rể, đồ cho dàn bưng quả…. Mời bạn truy cập website ninistore.vn để tham khảo thêm nhé.

Xem thêm: