Lễ đính hôn là một trong hai loại lễ vô cùng quan trọng trong thủ tục hôn nhân ở Việt Nam. Nghi lễ này chỉ đứng sau mỗi lễ cưới về ý nghĩa. Bài viết của NiNi Store sẽ giới thiệu với các bạn toàn bộ về lễ đính hôn. Lễ đính hôn là gì? Những phong tục đính hôn của người Việt Nam ta như thế nào?

Lễ đính hôn là gì, những phong tục đính hôn của người Việt Nam!

Lễ đính hôn là gì?

Lễ đính hôn là một buổi lễ thông báo chính thức về việc hứa gả hai con giữa nhà trai và nhà gái. Sau buổi lễ này, cô gái sẽ được công nhận là vợ tương lai của chàng trai. Và chàng trai cũng được coi thành người nhà của nhà gái, có thể gọi bố, gọi mẹ. Thời gian tổ chức của lễ đính hôn khá ngắn nhưng lại được thực hiện vô cùng chỉnh chu. Đây là bước đệm đặc biệt để tiến tới đám cưới chính thức của cặp đôi.

Lễ đính hôn có giống lễ ăn hỏi?

Lễ đính hôn là tên gọi ở miền Nam. Còn ở miền Bắc, lễ này được gọi là lễ ăn hỏi. Chính vì vậy, bản chất hai tên gọi này đều là để chỉ cùng một buổi lễ. Buổi lễ được tổ chức trước đám cưới với mục đích để hai bên gia đình gặp nhau trao lễ vật và hẹn ước. Ở miền Nam, buổi lễ này được diễn ra đơn giản hơn, yếu tố thân mật là chính. Còn ở miền Bắc, các thủ tục không thể bỏ qua. Buổi lễ sẽ được tổ chức vô cùng chỉnh chu và trang nghiêm.

>>> Lễ bỏ rượu cần những gì?

Lễ vật trong lễ đính hôn

Trong lễ đính hôn, lễ vật là thứ vô cùng quan trọng, không thể thiếu. Lễ vật sẽ theo mệnh của cô dâu chú rể, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình cũng như phong tục từng nơi. Tuy nhiên, trong số các lễ vật, có những thứ tuyệt đối không thể thiếu. Chi tiết:

Trầu cau

Mâm trầu cau tượng trưng cho tình yêu son sắt, mặn nồng của cặp đôi yêu nhau. Thông thường, tại tráp trầu cau, người ta sẽ để nguyên cả buồng. Mỗi quả cau trong buồng đều được chọn tỷ mỉ, phải xanh tươi và to tròn. Lá trầu xanh, to, nguyên vẹn sẽ được bay xung quanh quả, từ tám mươi đến một trăm lá. Trầu cau sẽ không được dùng dao cắt. Bởi nó là hàm ý chia ly, điềm không may mắn.

Rượu và thuốc lá

Rượu và thuốc lá là một tráp không thể thiếu trong lễ đính hôn. Tráp này sẽ được chính tay chú rể mang tới nhà gái. Đây là tráp thể hiện sự sang trọng, làm đẹp thêm cho sính lễ của nhà trai. Tùy theo điều kiện của bên nhà trai mà loại rượu được lựa chọn là khác nhau. Tuy nhiên, thông thường các nhà sẽ chọn rượu ngoại và thuốc lá ngoại.

Bánh ăn hỏi

Bánh ăn hỏi bao gồm các loại là bánh cốm, bánh phu thê. Tại nhiều địa phương sẽ có thêm bánh đậu xanh, bánh chưng, bánh giầy. Các bánh này sẽ đi theo cặp đôi như bánh chưng và bánh giầy; bánh cốm và bánh phu thê. Mỗi chiếc bánh được đựng trong những hộp giấy vô cùng đẹp mắt và gắn với nhau thành tháp hoặc xếp kín trong khay tròn. Sau lễ đính hôn, bánh sẽ được phân chia cho người nhà và hàng xóm.

Chè và mứt sen

Chè và mứt sen là tráp lễ thể hiện sự kính trọng, tượng trưng cho sự thảo hiếu của con cháu với tổ tiên. Đây cũng là sính lễ thể hiện tình cảm với những anh chị em trong họ hàng. Mứt sen còn mang đậm ý nghĩa sum vầy, tượng trưng cho sự ra hoa kết quả của cặp đôi.

Ngoài các lễ vật trên, rất nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm các món lễ vật khác như tiền, hay còn được gọi là lễ đen, mâm xôi gấc, lợn sữa quay cả con hoặc chỉ có đầu lợn. Ngoài ra, người ta cũng có thể chuẩn bị thêm một con gà luộc đi với xôi. Mỗi lễ vật đều mang những ý nghĩa may mắn, chúc phúc khác nhau. Số lượng tráp lễ sẽ là năm, bảy, chín, mười một với miền Bắc. Với miền Nam thì là các số chẵn.

Thành phần tham dự

Thành phần tham dự lễ đính hôn sẽ cần sự có mặt của cả nhà trai và nhà gái. Trong đó, không thể thiếu bố mẹ hai bên và họ hàng thân thuộc. Ngoài ra, trong lễ này, hai nhà cũng sẽ mời thêm bạn bè thân thiết để cùng đến chúc phúc cho cặp đôi. Sau buổi lễ, các khách dự sẽ cùng chủ nhà ăn bữa cơm thân mật được chuẩn bị từ trước. Ngoài ra, tại buổi lễ này có thể sẽ có thêm thợ chụp ảnh được thuê để ghi dấu những khoảnh khắc đáng nhớ của hai nhà.

Trang phục trong lễ đính hôn

Trang phục trong lễ đính hôn không cầu kỳ như trong đám cưới nhưng cũng được chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng. Thông thường, tại buổi lễ này, cô dâu sẽ mặc áo dài đỏ. Ngày nay, màu áo dài đính hôn còn có thêm màu trắng, màu kem, màu hồng,… Chú rể có thể mặc áo dài đồng bộ với cô dâu hoặc diện vest. Đội bê lễ sẽ là áo dài với nữ, áo dài hoặc áo sơ mi trắng với nam. Các khách mời thường cũng diện áo dài và vest.

Nghi thức cần có trong lễ đính hôn

Các nghi thức trong lễ đính hôn cần diễn ra theo đúng trình tự nhất định. Trong đó, có những nghi lễ vô cùng quan trọng không thể bỏ qua.

Nghi thức chào hỏi và trao lễ vật

Khi tới nhà gái, trước khi vào, nhà trai sẽ dừng lại chỉnh chu trang phục và đội hình dâng lễ của mình. Các phù rể và chủ hôn sẽ bê các tráp ăn hỏi vào trước để bày biện, chuẩn bị cho buổi lễ. Sau khi được nhà gái chấp thuận, nhà trai sẽ được mời vào nhà đặt lễ lên bàn thờ gia tiên. Lúc này, hai gia đình sẽ cùng ngồi trà nước và trò chuyện, thăm hỏi lẫn nhau. Đại diện hai nhà sẽ có lời phát biểu trước toàn thể khách mời.

Cô dâu ra mắt hai họ

Trong khi nhà trai đến, cô dâu sẽ ngồi ở phòng đợi đến khi chú rể được phép lên đón. Lúc này, cô dâu và chú rể sẽ cùng đi rót trà nước, mời thuốc lá để chào hỏi hai họ. Đây là lúc cô dâu ra mắt chính thức hai nhà, được nhà trai nhận định là con cháu tương lai. Chú rể cũng ra mắt nhà gái và được thừa nhận.

Thắp hương bàn thờ gia tiên

Thắp hương bàn thờ gia tiên là một nghi lễ rất quan trọng. Cô dâu và chú rể sẽ được dẫn tới bàn thờ tại nhà gái để thắp hương và vái lậy. Tại nhiều buổi lễ còn có thêm nghi thức đốt đèn. Chú rể sẽ đốt đôi đèn cẩn thận, tim đèn cháy tốt và đều nhau. Ngọn lửa này tượng trưng cho sự sống, kết nối con cháu với tổ tiên.

Trên đây là các thông tin về lễ đính hôn tại nước ta. Đây là một nghi lễ vô cùng quan trọng trong các đám cưới truyền thống ở Việt Nam cũng như một số quốc gia khác. Sau buổi lễ này, cặp đôi chỉ cần chờ đến lễ cưới là chính thức thành vợ, thành chồng. Buổi lễ cần tuân theo những thủ tục khắt khe và được thực hiện vô cùng chỉnh chu ở mọi vùng miền trên cả nước.

Tham khảo thêm