Trong đám cưới nào hầu như cũng có lễ xin dâu, đây là một trong những lễ được xem là quan trọng của các cặp đôi cô dâu chú rể. Lễ xin dâu đều dành được sự quan tâm của cô dâu chú rể và gia đình hai bên, nó diễn ra trước giờ đón dâu và trong lễ này, nhà trai sẽ chuẩn bị các tráp lễ và giao lại cho nhà gái. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa hiểu hết về ý nghĩa của lễ xin dâu, trong bài viết ngày hôm nay, ninistore.vn sẽ đi tìm hiểu kĩ hơn về lễ xin dâu, lễ xin dâu gồm những gì, thủ tục như thế nào?

Lễ xin dâu là gì?

Trong những nghi thức đám cưới của người Việt thì lễ xin dâu được xem như là một lễ, tục lệ quan trọng đối với các cặp đôi uyên ương mà không cô dâu chú rể nào có thể bỏ qua. Lễ xin dâu là một tục lệ đã có từ xưa đến nay và được ông bà ta lưu truyền lại cho đến bây giờ. Hầu như đám cưới nào cũng sẽ có lễ xin dâu, tuy có thể bỏ qua lễ này nhưng tốt nhất muốn cô dâu và chú rể êm ấm, hạnh phúc sau này thì tốt nhất nên có lễ xin dâu.

Trong lễ xin dâu, nhà trai sẽ chuẩn bị các tráp lễ và trao cho nhà gái và trao những tráp lễ này khi mới đến nhà gái. Gia đình nhà trai sẽ cử ra một vài người thông thường là mẹ, cô, dì của chú rể sẽ mang lễ vật đến nhà gái để báo giờ rước dâu. Đây là nghi thức thể hiện cho sự trân trọng, yêu mến của nhà trai đối với con dâu mới.

Nhiều người thắc mắc tục lệ xin dâu này bắt đầu từ đâu, tuy nhiên đây cũng là một việc dễ hiểu khi mà ngày xưa kết hôn thường là theo cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, che nên trước ngày rước dâu thì cô dâu chú rể mới gặp mặt lần đầu. Điều này khiến cho không ít cặp đôi bỏ trốn trước đám cưới, lễ xin dâu được hiểu như là để đảm bảo tránh tình trạng này và hôn lễ diễn ra suôn sẻ.

le-xin-dau-la-gi
Lễ xin dâu là gì?

Mặc dù ngày nay, kết hôn là việc do hai bên tự nguyện, hai gia đình đã có gặp mặt và thỏa thuận từ trước, tuy nhiên người Việt vốn trọng lễ tiết cho nên vẫn làm lễ thông báo như thường. Hơn nữa, lễ xin dâu cũng nhằm đề phòng những bất trắc hay thất thiệt cho cả hai bên và thể hiện sự coi trọng của nhà trai đối với con dâu. Nhà gái cũng sẽ biết trước mà chủ động hơn về giờ giấc và sắp xếp công việc trong gia đình cho ổn thỏa.

Nhiều người cho rằng lễ xin dâu khá rắc rối cho nên có thể bỏ qua, tuy nhiên tốt nhất vẫn không nên. Nếu như hạn chế về thời gian thì hai gia đình có thể thỏa thuận nhau bằng cách gộp lễ xin dâu vào lễ đón dâu trong đám cưới. Tuy nhiên hai gia đình vẫn nên thỏa thuận từ trước, tránh tình trạng lúng túng, mất vui và khiến cho nhà gái cảm thấy bị thiệt thòi.

Tham khảo thêm: Cách phối đồ dự tiệc cưới cho nữ trở nên ĐẸP bất ngờ

Lễ xin dâu gồm những gì?

Lễ xin dâu là một nghi lễ quan trọng của cả hai bên gia đình cho nên cả hai gia đình cô dâu chú rể đều phải chuẩn bị mọi thứ thật chỉnh chu, chu đáo để tránh tình trạng không hay xảy ra. Đối với nhà gái thì nên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, trang trí bàn thờ gia tiên và nên đặt một bình hoa trong nhà để tô thêm sắc tươi tắn, sức sống cho cả căn nhà.

Nhà gái phải chuẩn bị sẵn bàn ghế, chuẩn bị trà nước, bánh trái, hạt dưa để tiếp đón gia đình nhà trai. Sự chuẩn bị này không chỉ để thể hiện sự tôn trọng của nhà gái đối với nhà trai mà còn thể hiện sự lịch thiệp, gia giáo của gia đình mình. Lễ thủ tục xin dâu khá đơn giản, không cần quá đầu tư hay khoa trương cho nên cả nhà trai và nhà gái đều không phải quá lo lắng trong khâu chuẩn bị.

Như đã nói, lễ xin dâu khá đơn giản, mẹ chú rể cùng người thân chỉ cần mang lễ vật đến nhà gái để xin dâu. Nhà gái nhận lễ xong sẽ đặt lên bàn thờ gia tiên, thắp hương báo cáo với ông bà tổ tiên sau đó nhà trai sẽ cáo lui để chuẩn bị lễ đón dâu. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là có thể bỏ qua hoặc không coi trọng nghi lễ này.

Những người tham dự

Nhà trai sẽ có một người lớn tuổi và có chức cao trong gia đình đứng ra đại diện và nhà gái cũng vậy. Người đại diện là người có uy tín hoặc trưởng họ đứng ra tiếp đón, anh trai hoặc em trai cô dâu cũng có thể đại diện phía nhà gái thắp hương lên bàn thờ cho ông bà. Nếu như anh trai hoặc em trai cô dâu mà thực hiện thì nhà trai phải tặng một món tiền gọi là tiền thắp hương cho họ.

Các thành viên trong nhà gái nếu như không cần tham gia đến việc thực hiện nghi lễ thì nên vào trong nhà đợi, tránh tình trạng gây mất trật tự, ồn ào, chộn rộn khiến sự trang nghiêm của buổi lễ bị mất đi. Đồng thời những người tham dự nghi lễ cũng nên điềm đạm, không nên nói to hoặc nói chuyện riêng trong lúc làm lễ.

Tráp lễ xin dâu gồm những gì?

Lễ xin dâu là nghi lễ mà mẹ chú rễ sẽ cùng  với một thành viên trong gia đình sẽ đến nhà gái trước để thông báo giờ đoàn rước dâu. Lúc này các thành viên đến trước thường sẽ đem theo một tráp lễ xin dâu. Tráp xin dâu là những lễ vật được đựng trong một cái tráp nhỏ, thường do mẹ chú rể mang đến nhà gái. Nhiều gia đình sẽ chuẩn bị bánh theo cặp tượng trưng cho Âm Dương ngũ hành.

Việc chọn bánh theo cặp được thể hiện như là mong muốn của các thế hệ trên về một cuộc sống ấm no, đầy đủ và hạnh phúc hơn cho các cặp đôi uyên ương. Những loại bánh thường được sử dụng trong tráp lễ xin dâu đó chính là bánh phu thê và bánh cốm. Ở nhiều nơi người ta còn sử dụng cặp bánh chưng bánh dày, bánh dày tròn trịa sẽ đại diện cho Dương còn bánh chưng vuông vức sẽ là âm.

Ngày nay, vừa với mong muốn không bỏ đi lễ xin dâu mà cũng không tiêu tốn quá nhều chi phí, hai bên gia đình cô dâu chú rể sẽ thống nhất chỉ cần chuẩn bị một chai rượu và một coi trầu trong tráp lễ xin dâu. Mẹ cô dâu sau khi đã nhận tráp lễ từ mẹ chú rể thì sẽ đặt tráp lễ lena bàn thờ tổ tiên rồi thắp hương. Ngu lễ này còn được hiểu như là lời báo hiệu của gia đình cho gia tiên nhà gái về nghi lễ đón dâu sắp diễn ra.

Tráp lễ xin dâu không cần thiết phải quá lớn hoặc quá giá trị mà tráp lễ chỉ càn đơn giản nhưng thể hiện được sự biết ơn của gia đình chú rể đối với công sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ cô dâu. Đồng thời lễ vật được biểu thị như một sự yêu thương, tôn trọng, chân thành của nhà trai đối với cô dâu, người vợ sẽ luôn gắn bó với chú rể và là người con dâu trong gia đình.

le-xin-dau-gom-nhung-gi
Lễ xin dâu gồm những gì?

Nên Xem: Cho thuê dù vải cổ trang Trung Quốc đẹp tại TPHCM

Những lưu ý khi tổ chức lễ xin dâu

Nếu như hai bên gia đình muốn tiết kiệm thời gian và công sức thì có thể gộp chung lễ xin dâu và lễ đón dâu vào một lần. Gia đình nhà chú rể khi sang nhà gái sẽ sắp xếp theo thứ tự đoàn người từ lớn đến nhỏ và người đại diện, người trưởng họ cùng với một người mang lễ vật xin dâu sẽ đứng ở vị trí đầu đoàn. Hai thành viên này sẽ là những ngừi vào nhà gái trước rồi trao lễ vật cho mẹ cô dâu để đặt lên bàn thờ gia tiên.

Sau khi trao lễ thì trưởng họ và người bê lễ của nhà trai sẽ trở ra thông báo với đoàn nhà trai chuẩn bị vào làm lễ đón dâu chính thức. Lễ xin dâu khá quan trọng tuy nhiên vẫn phải diễn ra nhanh chóng để tránh lỡ giờ lành rước lâu. Sau khi làm lễ rước dâu thì cô dâu nên hướng mặt về phía trước, không nên nhìn về phía hướng nhà vì đây được cho là điều không nên.

Cô dâu một khi đã ra khỏi nhà gái thì không nên lưu luyến, nhìn lại nhà mình hoặc khóc lóc sẽ khiến cho không khí bị mất vui. Đây được xem như là một quan niệm của ông bà ta ngày xưa, mong muốn cô dâu luôn hướng về cuộc sống hôn nhân phía trước, sẽ cùng chú rể vun đắp hạnh phúc và xây dựng gia đình, tránh gây gỗ cãi nhau phải bỏ về nhà mẹ đẻ.

Nghi lễ xin dâu khá đơn giản, tráp lễ cũng không quá khoa trương cho nên hầu như gia đình nào cũng có thể chuẩn bị được. Tráp lễ xin dâu là một nét đẹp trong văn hóa cưới hỏi của người Việt cho nên nếu như không có gì ngoại lệ thì cô dâu chú rể nên thực hiện đầy đủ nghi lễ xin dâu để đám cưới được diễn ra một cách hoàn thiện và trọn vẹn nhất.

Quá trình và thủ tục lễ xin dâu

Nhà trai đến: hai bên gia đình sẽ bàn bạc trupwsc vị trí đứng của từng người, vị trí đõ xe,  giao thông và đường đi đến nhà cô dâu.

Trao lễ vật: đội bưng quả của nhà gái đứng xếp hàng sẵn, đội bưng quả nhà trai sẽ tiến vào và đứng thành hai hàng đối mặt rồi tiến tới trao quả cho độ hình nhà bên gái. Đội bưng quả thường sẽ là những người còn độc thân, đó có thể là bạn bè, người thân của cô dâu chú rể hoặc cũng có thể thuê đội bưng quả theo dịch vụ.

Nhận quả và mang lên bàn thờ gia tiên: Đội bưng quả nhà gái sau khi nhận tráp lễ thì sẽ mang lên đặt ở bàn thờ gia tiên. Thông thường tráp trầu cau đặt ở vị trí chính giữa để đánh dấu vì khi mở quả sẽ mở quả này đầu tiên.

Trình lễ: Người chủ hôn của nhà trai sẽ mở đâu buổi lễ, tiến hành mở tráp lễ hoặc lật khăn đỏ phủ ở tráp lên để giới thiệu lễ vật gồm những gì.

Cô dâu ra mắt họ nhà trai: Ngay từ đầu cô đâu đã phải ngồi trong phòng đợi, chỉ được ra ngoài khi được cha hoặc mẹ dắt ra để chào họ hàng hai bên và tiến hành làm lễ.

Làm lễ gia tiên: Cô dâu chú rể làm lễ trước bàn thờ gia tiên, hương thường được người đàn ông trong gia đình cô dâu thắp như bố hoặc anh trai, em trai. Cô dâu và chú rể tiến hành quỳ lạy trước bàn thờ tổ tiên.

Trao nhẫn cưới: Cô dâu và chú rể tiến hành trao nhẫn cưới cho nhau.

Nhận quà cưới: Cô dâu chú rể nhận tiền hoặc quà mà thường là vàng, nữ trang của cha mẹ cô dâu, sau đó là quà mừng của ông bà, chú bác, người thân trong gia đình cô dâu cùng những lời chúc, gởi gắm, dặn dò.

Mời trầu cau và rượu: Cô dâu và chú rể xé cau, xếp trầu rồi mời hai người chủ hôn sau đó là mời ông bà rồi đến cha mẹ.

Tiệc nhà gái: Nhà gái sẽ tổ chức tiệc ăn uống, tuy nhiên tiệc không diễn ra quá lâu vì phải kịp thời gian rước dâu về làm lễ nhà trai.

Trả lễ: Nhà gái sẽ trả lại mâm quả (thường là một nửa) cho nhà trai và lì xì cho đội bưng quả để cảm ơn và mong muốn mang lại may mắn cho đám cưới.

Rước cô dâu về: Mẹ chồng sẽ dắt cô dâu lên xe hoa, chú rể đi bên cạnh. Cô dâu sẽ chọn một người làm phù dâu để có thể phụ giúp nhiều thứ khi về đến nhà trai.

Lễ xin dâu từ bao đời này vẫn là một nghi lễ quan trọng của hai bên gia đình cô dâu và chú rể trong ngày cưới. Mỗi vùng sẽ có thể có một nghi thức hoặc cách bày biện tráp lễ khác nhau cho nên hai been gia đình cần phải bàn bạc, lưu ý trước để tránh tình trạng bỡ ngỡ và khuất mắt không hay xảy ra. Bài viết Lễ xin dâu gồm những gì? Thủ tục như thế nào? đã giải đáp những thắc mắc xung quanh lễ xin dâu. Hi vọng bài viết sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho mọi người.

Xem thêm: