Phong tục gánh bánh cưới của người Hoa là một trong những yếu tố tạo nên nét độc đáo trong các nghi thức cưới hỏi của đồng bào nơi đây. Họ quan niệm rằng hôn nhân là một bước tiến lớn của đời người do đó các thủ tục trong cưới hỏi phải được thực hiện theo đúng và đủ theo những lễ nghĩa đã được định sẵn.

Phong tục gánh bánh cưới người Hoa diễn ra như thế nào?

Ở Việt Nam, người Hoa chiếm một phần không nhỏ và tập trung nhiều chủ yếu ở các tỉnh thành miền Nam và miền Trung. Mặc dù sinh sống tại Việt Nam lâu năm nhưng các gia đình người Hoa vẫn giữ được những nét đặc trưng của dân tộc đặc biệt là phong tục cưới hỏi, họ rất coi trọng các nghi thức, nghi lễ truyền thống.

Người Hoa họ rất coi trọng việc lấy lá số so tuổi tác của cặp đôi trai gái. Do đó, khi đôi nam nữ yêu nhau và có ý định tiến tới hôn nhân, chàng trai sẽ thưa chuyện với gia đình và nhờ người sang nhà gái nói chuyện để xin sự chấp thuận(đây được gọi là lễ sang nhà hay lễ xem mắt). Nếu được nhà gái đồng ý thì sẽ lấy tuổi của cô gái về xem.

Nếu tuổi 2 người không hợp nhau và nằm trong tứ hành xung thì không được kết hôn với nhau. Trường hợp nếu 2 tuổi hợp nhau và sau khi có sự đồng ý của 2 bên gia đình thì theo truyền thống nhà gái sẽ có quyền đòi hỏi sinh lễ(thách cưới).

Nhà gái sẽ yêu cầu nhà trai đáp ứng đủ số lượng bánh, trái quýt để làm quà cho bà con thân thích. Nhà gái có bà con đông thì yêu cầu nhà trai chuẩn bị gánh bánh với số lượng nhiều, trường hợp nhà gái có bà con ít thì yêu cầu nhà trai chuẩn bị gánh bánh với số lượng ít.

Sau lễ sang nhà sẽ là lễ đính hôn, người Hoa cho rằng đây là ngày lễ quan trọng nhất trong hôn sự. Và là ngày lễ chính của nhà gái bởi trong ngày này tất cả các sính lễ đều được nhà trai mang sang nhà gái.

Và phong tục gánh bánh cưới của người Hoa cũng xuất phát từ đây, sinh lễ nhà trai mang sang sẽ được đặt trong các gánh cưới. Trên đó có các loại bánh cưới theo yêu cầu số lượng của nhà gái đồng thời với các món lễ vật khác như một cặp gà sống, một con heo quay, trầu cau, thịt heo sống, rượu trà, tôm khô, khô mực, nấm đông cô và tóc tiên.

Khi nhà trai ra về, nhà gái sẽ chuẩn bị một phần quà để gửi lại gồm có một cái quần, một cái ví(bóp), một cái nón, hai cặp bánh cưới, một hồng bao và 2 cặp quýt. Ngoài ra, các lễ vật khi nhà trai mang đến cũng hồi lại một phần như heo quay nhà gái sẽ chỉ lấy khúc giữa, trầu cau chỉ lấy 1 quả cau và 2 lá trầu…

>>> Xem ngay Phong tục cưới hỏi của người hoa ở Sài Gòn

Lễ cưới của người Hoa thời xưa và thời nay

Sau lễ đính hôn sẽ là lễ cưới chính thức của cặp đôi cô dâu chú rể được diễn ra. Mặc dù vẫn giữ được những nét đẹp đặc trưng của văn hóa cưới xin nhưng lễ cưới của người Hoa thời xưa và thời nay cũng có những điểm khác biệt, cụ thể như sau:

Lễ cưới của người Hoa thời xưa

Khi lễ đính hôn diễn ra, sau khi chọn được ngày lành tháng tốt thì nhà trai sẽ thông báo tới nhà gái để tổ chức lễ cưới hay còn gọi là lễ rước dâu. Trước ngày đón dâu, cô dâu sẽ được làm lễ chải đầu trước bàn thờ gia tiên. Thường người ta sẽ tìm một người trong họ hàng có phước để chải đầu cho cô dâu, sau khi chải đầu xong, cô dâu sẽ được ăn bánh trôi nước ở trong có nhân đường với ý nghĩa là điền viên và mật ngọt. Sau khi ăn xong cô dâu phải vào phòng ngủ và không được ra phòng khách nữa.

Còn đối với chú rể, trước ngày cưới diễn ra, chú rể mang liễn đến dán cửa nhà cô dâu. Khi dán xong thì về và dù có gặp bất kỳ ai là họ hàng trong nhà cô dâu cũng chỉ được cúi đầu chào và tuyệt đối không được nói gì.

Đến ngày cưới vào đúng giờ lành, chú rể sẽ thắp hương gia tiên và ra khỏi nhà để đi đón dâu. Lễ cưới của người Hoa thời xưa có thể diễn ra vào ban ngày và thậm chí cả ban đêm, nếu lễ rước dâu vào ban đêm thì cô dâu sẽ được che mặt bằng khăn đỏ. Bà mai đi trước kiệu hoa và tay cầm hai đèn lồng được treo vào 2 đầu một dây vải đỏ cầm ngang. Và khi đến nhà trai, bà mai sẽ cõng cô dâu vào nhà chồng.

Lễ cưới của người Hoa thời nay

Theo sự phát triển của xã hội thì một số nghi thức trong lễ cưới của người Hoa cũng được thay đổi và tinh gọn hơn. Khi đến ngày cử hành hôn lễ chính thức, chú rể sẽ cùng đoàn rước dâu qua nhà cô dâu để cử hành các nghi lễ đưa cô dâu mới về nhà chồng.

Khi chú rể đến nhà, bạn bè của cô dâu sẽ đứng chặn ở cửa để gây “khó dễ” cho chú rể. Và chú rể phải “năn nỉ” và lì xì cho các cô bạn này để họ mở cửa cho mình vào nhà rước dâu. Khi chú rể đưa ra cô dâu ra khỏi nhà, bà mai sẽ là người cầm dù để che cho cô dâu.

Khi về đến nhà chú rể, nhà trai sẽ cử 1 người đại diện trong nhà cầm trà và ra mở cửa xe để đón cô dâu. Sau khi uống trà xong, cô dâu sẽ lì xì cảm ơn. Tiếp theo đó, cô dâu và chú rể sẽ vào trong nhà thực hiện các nghi thức truyền thống như bái lạy trời đất, tổ tiên và dâng trà cho bố mẹ chú rể… Cuối cùng, lễ cưới sẽ được khép lại vào buổi tối tại nhà hàng để hai bên gia đình tổ chức tiệc để thiết đãi họ hàng bà con và bạn bè.

Hi vọng rằng với những thông tin được ninistore chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu và nắm rõ hơn về phong tục gánh bánh cưới của người Hoa cũng như các hình thức diễn ra trong lễ cưới, mang đậm nét truyền thống của người Trung hoa. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi.

Có thể bạn quan tâm: