Đám hỏi là một phần nghi lễ trước khi diễn ra đám cưới, tuy quy mô tổ chức của nó đơn giản hơn đám cưới nhưng đây là nghi lễ không thể nào thiếu được trong thủ tục cưới hỏi của người Việt. Trong bài viết trước đây, ninistore.vn đã giới thiệu về phong tục cưới hỏi của người miền Bắc, trong bài viết ngày hôm nay sẽ đi tìm hiểu kĩ hơn về tấn tần tật lễ đám hỏi miền Tây Nam Bộ.

Tất tần tật về lễ đám hỏi Miền Tây Nam Bộ

Đám hỏi là một nghi lễ quan trọng của người Việt, so với đám hỏi của người miền Bắc, người miền Trung thì đám hỏi của người miền Tây Nam Bộ được xem là có nhiều thủ tục khá cầu kỳ và khác biệt so với các vùng miền khác. Nghi lễ được diễn ra dưới nhiều công đoạn khác nhau,  tuy đã giảm bớt nhiều nghi lễ không cần thiết nhưng chung quy vẫn còn giữ được những nét đặc trưng riêng. Sau đây là trình tự diễn ra đám hỏi của người miền Tây Nam Bộ mà bạn có thể chưa biết:

Chuẩn bị mâm quả ăn hỏi

Trước khi diễn ra lễ đám hỏi của người miền Tây Nam Bộ thì hai gia đình đều cần phải thống nhất được số mâm quả cần phải có trong lễ ăn hỏi. Nếu như đối với người miền Bắc, số lễ mâm quả cần phải chuẩn bị là theo số lẻ như 3, 5, 7, 9 và tùy thuộc vào từng gia đình, còn đối với người miền Nam thì theo quan niệm “có đôi có cặp” nên số lượng tráp chuẩn bị là theo số chẵn.

Còn trong tục lễ chuẩn bị mâm quả ăn hỏi của người miền Tây Nam Bộ thì số lượng mâm quả nhiều hay ít là tùy thuộc vào khả năng, tài chính của mỗi gia đình. Có nhiều gia đình còn chuẩn bị số lượng mâm quả lên đến hàng chục hoặc vài chục tráp, số lượng này không có giới hạn và cũng không tuân theo quy định chẵn lẻ.

Mâm quả ăn hỏi sẽ được chuẩn bị sẵn để mang qua cho nhà gái, trong mâm quả ăn hỏi của người miền Tây Nam Bộ luôn bắt buộc phải có các loại quả sau: trái cây, trầu cau, bánh,… Ở nhiều nơi còn phải có cả heo quay, nhà gái sau khi nhận mâm quả thì sẽ cắt phần đầu của heo quay để biếu cho ông bà mai mối.

mam-qua-an-hoi
mâm quả ăn hỏi

Cũng như những nơi khác thì mâm quả sẽ được hai bên gia đình thỏa thuận với nhau từ trước, sau đó sẽ quyết định số lượng người bưng và người đỡ quả, thông thường người bưng quả sẽ là những thanh niên chưa vợ, gái chưa chồng có thể diện các mẫu trang phục áo dài bưng quả và hai bên gia đình còn phải chuẩn bị phong bì lì xì cho đội bê mâm quả.

Hai bên gia đình chào hỏi và trao lễ vật

Hai bên gia định sẽ thống nhất về thời gian mà nhà trai chính thức có mặt ở nhà gái, đội hình thứ tự sẽ được sắp xếp theo các thứ bậc trong gia đình từ ông bà, bố mẹ, đội hình bê tráp và những người thân trong gia đình. Người đại diện hoặc trưởng tộc của họ nhà trai sẽ đi đầu và mang rượu vào nhà trước để trình hỏi lý do đến nhà gái.

Sau khi nhà gái đồng ý thì đại diện bên nhà gái sẽ tiến hành mời nhà trai vào trong nhà, hai bên sẽ tiến hành các trình tự giao nhận tráp quả ăn hỏi. Sau khi hai bên gia đình đã tiến hành trao tráp quả xong thì chú rể mới được phép vào trong nhà để xin hỏi cưới cô dâu.

Tham khảo thêm: Những điều cô dâu về nhà chồng cần chuẩn bị thật kỹ

Mời nước và trò chuyện

Sau khi nhà trai đã mang mâm quả vào nhà và trao cho gia đình nhà gái rồi thì hai bên gia đình sẽ bắt đầu tiến hành các lễ nghi tiếp theo, hai bên gia đình nhà trai và nhà gái sẽ giới thiệu các đại diện có mặt trong buổi lễ đám hỏi. Đại diện nhà trai sẽ phát biểu lý do cũng như giới thiệu mâm quả mà nhà trai đã mang đến cho nhà gái.

Mẹ chú rễ sẽ là người mở tráp, trình lễ vật xin hỏi cưới vợ cho con trai, tiến hàng mời rượu để xin hỏi cưới và nhà gái tiến hành nhận ly rượu của chú rể thay cho sự đồng ý gả con gái.

Cô dâu chính thức ra mắt hai bên gia đình

Sau khi nhà trai mười rượu, hỏi cưới và nhà gái đồng ý thì cô dâu sẽ chính thức ra mắt hai bên gia đình, cô dâu sẽ nhận lễ vật cưới từ mẹ chồng. Cô dâu và chú rể tiến hành chào hỏi mọi người có mặt trong lễ cưới hỏi của mình, rót nước mời gia đình hai bên để tỏ lòng biết ơn và cảm ơn mọi người.

Lễ lên đèn

le-len-den
Lễ lên đèn

Sau khi cô dâu được đưa ra mắt với nhà trai thì người chủ hôn sẽ lấy một số vật phẩm trong mâm quả mà nhà trai đã mang đến để đặt lên bàn thờ và tiến hành thắp hương thờ cúng ông bà, tổ tiên. Cô dâu và chú rể sẽ tiến hành thắp hương và vái lạy trước bàn thờ để tỏ lòng thành kính, biến ơn và mong ông bà, tổ tiên sẽ phù hộ cho cả hai.

Nên Xem: Khám phá trang phục truyền thống của các nước châu Á

Hai bên gia đình cùng bàn bạc về lễ cưới

Sauk hi đã cúng ông bà tổ tiên, thắp hương và vái lạy xong thì bố mẹ hai nhà sẽ thống nhất với nhau về thời gian tổ chức đón dâu và ngày diễn ra lễ đám cưới. Trong thời gian này thì cô dâu và chú rể có thể kết hợp tiến hành mời nước các quan khác và chụp ảnh lưu niệm cùng với ông bà, cha mẹ, người thân và bạn bè tham dự.

Nhà gái lại quả cho nhà trai

Nhà gái lại quả hay còn gọi là trả lễ lại cho nhà trai tức là thủ tục mà nhà gái sẽ chia đôi các lễ vật, mâm quả mà nhà trai mang đến đem chia đôi ra, trả lại cùng với mâm tráp cho nhà trai. Trong quan niệm của người miền Tây Nam Bộ thì nhà gái không được sử dụng dao kéo để cắt mà phải dùng tay.

Những lễ vật trả lại đều phải có số lượng là chẵn, sau khi đã phân chia làm đôi mâm quả thì nhà gái sẽ trả mâm tráp cùng lễ vật cho nhà trai. Tất cả những tráp khi trả lễ lại cho nhà trai thì đều phải ngửa nắp lên.  Sau khi nhà trai đã nhận mâm quả từ nhà gái thì nhà trai xin phép ra về.

mam-qua-le-vat
Mâm quả, lễ vật

Bữa tiệc thân mật giữa hai bên gia đình

Sau khi lễ ăn hỏi đã kết thúc, nhà gái sẽ mời họ hàng, bạn bè đến dự lễ ăn hỏi ở lại để dùng bữa cơm thân mật. Nếu như nhà trai ở xa nhà gái thì nhà gái có thể mời nhà trai cùng ở lại để dùng bữa cơm thân mật cùng với gia đình nhà gái. Tuy nhiên bữa tiệc thân mật này sẽ được thống nhất từ trước, nếu được sự đồng thuận từ hai bên gia đình thì nhà gái sẽ có kế hoạch tiếp đãi đầy đủ và chu đáo nhất có thể.

Người miền Tây cũng giống như người miền Nam, miền Bắc và miền Trung, lễ nghi đám hỏi là hết sức quan trọng và được chuẩn bị kĩ càng từ cả hai bên gia đình. Người miền Tây Nam Bộ không chỉ giữ được những nét văn hóa lễ cưới của ông bà ta để lại mà vẫn phát huy được những lễ nghi tốt đẹp, phù hợp với thời đại.

Việc chuẩn bị từ mâm quả, thành phần tham dự phải đầy đủ, không gian căn nhà tổ chức lễ ăn hỏi được trang hoàng chu đáo, các thành viên chuẩn bị trang phục nghiêm túc, phù hợp với lễ nghi. Thông thường thì nam sẽ mặc vest, nữ sẽ mặc áo dài truyền thống hoặc áo dài cách tân.

Hiện nay, cửa hàng Nini Store là một trong những địa chỉ chuyên cung cấp những mẫu trang phục đám hỏi dành cho cô dâu, chú rể và đội hình bê tráp. Bạn có thể đến trực tiếp tại cửa hàng hoặc gọi qua số hotline để được tư vấn và báo giá nhanh chóng. Tại ninistore.vn có đa dạng các mẫu trang phục cưới hỏi với nhiều thiết kế, đảm bảo chất lượng cũng như giá cả tốt nhất cho các cặp đôi sắp cưới.

Lễ đám hỏi là một nghi lễ hết sức quan trọng để chuẩn bị cho một đám cưới hoàn thiện và vui vẻ nhất. Bài viết đã giải đáp tất tần tật về lễ đám hỏi Miền Tây Nam Bộ cho mọi người cùng tham khảo. Hi vọng đây sẽ là bài viết cung cấp những thông tin tham khảo hữu ích nhất dành cho tất cả mọi người.

Xem thêm