Bạn có biết lễ nạp tài đám cưới là gì? Gồm những gì và bỏ bao nhiêu tiền không? Đây là một phong tục tập quán cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam ta từ bao đời nay. Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền có lễ nạp tài riêng nên tiền sính lễ cũng khác. Và để giúp mọi người hiểu rõ hơn lễ nạp tài là gì, sau đây ninistore.vn giúp bạn giải quyết các thắc mắc này. Cùng xem nhé!
Tóm tắt nội dung
Lễ nạp tài đám cưới là gì?
Lễ nạp tài hay còn gọi là Tiền Nát, Lễ Đen được hiểu như một món quà mà nhà trai mang sang cho nhà gái trong ngày đám hỏi hoặc lễ rước dâu với mong muốn muốn tỏ lòng biết ơn nhà gái đã có công sinh thành, nuôi dưỡng con dâu tương lai nhà họ.
Ngoài ra, lễ nạp tài còn có ý nghĩa là một phần tiền góp vào hỗ trợ nhà gái tổ chức lo đám cưới, hay số tiền để cô dâu có thể sắm sửa quần áo mới, tư trang trước khi về nhà chồng. Chính vì vậy mà lễ nạp tài trong đám hỏi có ý nghĩa giúp hai bên gia đình trở nên gắn kết, tình thân với nhau hơn, nhằm giúp cho đôi vợ chồng trẻ xây dựng mái ấm, cuộc sống hạnh phúc, đó cũng xem như món quà mà ba mẹ chồng muốn gởi tặng con dâu.
Lễ nạp tài đám cưới gồm những gì?
Mặc dù lễ nạp tài là một phong tục tập quán của người Việt Nam ta từ xưa đến nay, nhưng mỗi vùng miền có cách tổ chức, hành lễ, sính lễ khác nhau, do đó lễ nạp tài gồm những gì còn tùy thuộc vào từng vùng miền. Nhưng trong lễ nạp tài thường sẽ có một phong bì – gọi là tiền nạp tài, đây là khoản tiền mà nhà gái thách cưới nhà trai.
Tiền nạp tài này đúng là do yêu cầu nhà gái, nhưng hiện nay các cặp vợ chồng không còn quan trọng về vấn đề nạp tài nhiều hay ít mà nó phụ thuộc vào hoàn cảnh của đôi bên. Ở một số tỉnh phía Bắc số lượng phong bì có thể nhiều ít tùy vào số lượng bàn thờ và bát hương trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái. Thông thường, tiền nạp tài này sẽ được bỏ trong phong bì và thường để trong khai trầu rượu cùng với nữ trang cho cô dâu.
Tiền nạp tài bao nhiêu là do sự thống nhất của hai bên gia đình, nhưng thường thì mọi người quan niệm số tiền là số lẻ chứ không được số chẵn. Bởi số lẻ sẽ mang đến sự may mắn cho cô dâu và chú rể. Lễ nạp tài là một nghi thức truyền thống có từ lâu đời, mang một nét văn hóa rất riêng trong nghi thức cưới hỏi của người Việt Nam và còn lưu giữ cho đến tận ngày hôm nay. Bên cạnh tiền nạp tài, thì lễ nạp tài còn gồm các sính lễ cần thiết như:
Mâm trầu cau: Đây là mâm không thể thiếu dù bất cứ ở vùng miền nào. Bởi người ta có câu ” miếng trầu là đầu câu chuyện”, thế nên khi trao sính lễ hỏi cưới, mâm đầu tiên trao đi luôn luôn là trầu cau. Và số cau trong mâm quả phải là số lẻ và cứ mỗi của cau là 2 lá trầu. Số lẻ ở đây tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, trăm năm hạnh phúc.
Trà, rượu, thuốc hoặc cặp nến: đây là mâm quả dâng lên ông bà tổ tiên thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự chứng giám cho đôi bạn trẻ thành vợ thành chồng. Đây cũng giống như một sự xin phép ông bà xin được phép rước nàng về dinh với sự chứng kiến đầy đủ của ba mẹ, ông bà tổ tiên.
Bánh ngọt: tùy vào mỗi vùng miền mà có những loại bánh khác nhau, đối với người miền trung thường sử dụng bánh kem, nhưng người miền nam, miền bắc thì lại dùng bánh xuxe, bánh cốm, bánh đậu xanh… các loại bánh này đều ngọt, với mong muốn tình yêu vợ chồng lúc nào cũng ngọt ngào, hạnh phúc, gắn kết bền chặt đời sống vợ chồng.
Hoa quả: đây là mâm quả mà thường thì vùng miền nào cũng đều có, mâm quả tượng trưng cho cuộc sống đầy sắc màu với nhiều vị khác nhau. Và khi kết mâm quả trái cây, người ta thường chọn các loại quả may mắn như táo,nho, mãng cầu, đu đủ, xoài, thanh long,…
Mâm đựng trang sức cưới: đây là mâm không thể thiếu mà nhà trai dành cho cô dâu, sính lễ này có thể do nhà gái yêu cầu hoặc không tùy vào mỗi gia đình. Thông thường sính lễ trang sức gồm kiềng cổ, dây chuyền, bông tai, lắc tay… chỉ được tăng riêng cho cô dâu.
Lễ nạp tiền đám cưới bỏ bao nhiêu tiền?
Ở một số vùng một số người còn rất coi trọng lễ nạp tiền cưới nhiều hay ít và một số gia đình còn yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ sính lễ nếu không sẽ không gả con gái cho nhà họ, đặc biệt là lễ cưới ở miền Tây, miền Bắc. Nhưng một số nơi tại miền Trung thì lễ nạp tiền này dường như bỏ bớt và không quan trọng tiền nạp nhiều hay ít, hai bên thấu hiểu hoàn cảnh mà có thể bỏ bao nhiêu đều được.
Thông thường, cưới hỏi ở miền Bắc, tiền lễ nạp thường theo số lẻ, có thể là 5 triệu, 7 triệu, 9 triệu hoặc nhiều hơn nhưng bắt buộc là số lẻ. Còn ở miền nam thì họ lại quan niệm số chẵn, có thể là 6,8 hoặc 10 hoặc nhiều hơn. Việc lễ nạp tài bao nhiêu tiền là một vấn đề tế nhị, 2 gia đình có thể thống nhất, không nên quá coi trọng vật chất để tránh xảy ra nhiều nảy sinh, mâu thuẫn không tốt.
Do đó, đối với người trẻ hiện nay, mọi người có thể bỏ qua tiền lễ nạp tài hoặc đừng quá yêu cầu thách cưới nhà trai phải chuẩn bị đầy đủ tiền nạp tài. Vợ chồng thuận hòa, hạnh phúc là phải đồng tâm, cùng nhau cố gắng, đừng vì những sính lễ ít hay nhiều mà khiến rạn nứt mối quan hệ cả đôi bên. Do đó, mọi người không cần quá khắt khe trong lễ nạp tiền đám cưới, nó chỉ là hình thức tượng trưng, còn hạnh phúc là ở cô dâu chú rễ.
Tiền bạc luôn là vấn đề khá nhạy cảm, do đó đôi bên đến với nhau vì tình yêu, mong muốn được hạnh phúc, gắn bó để xây dựng hạnh phúc thì đừng quá chú trọng và lễ nạp tài gồm những gì, bao nhiêu là đủ. Do đó, chính cô dâu và chú rễ hãy là người tạo ra chiếc cầu nối hòa khí giữa hai gia đình để có ngày đám cưới tràn đầy niềm vui, tiếng cười và hạnh phúc.
Trình tự phát biểu lễ nạp tài của 2 bên
Bài phát biểu của bên nhà trai
Là người ba, người bác hay người ông đại diện nhà trai đứng dậy có đôi lời phát biểu trước quan viên 2 họ.
Kính thưa quan viên hai họ, trước tiên cho tôi xin gửi lời chào của nhà trai tới gia đình nhà gái và kính chúc các ông, các bà bên họ nhà gái sức khỏe dồi dào, gia đình hạnh phúc. Tôi xin phép được giới thiệu các thành viên gia đình nhà trai hôm nay: Tôi là………., là……… của cháu …………. và là đại diện nhà trai. Còn đây là ………… là ………… của cháu …….., tiếp đến là …………. và họ hàng của cháu.
Sau một thời gian tìm hiểu lẫn nhau, 2 cháu nhận thấy được sự hòa hợp, gắn kết và thấu hiếu, muốn được cùng nhau chia sẻ ngọt bùi, được làm vợ làm chồng của nhau. Thể theo nguyện vọng của hai cháu và sự cho phép của nhà gái, hôm nay nhân ngày lành tháng tốt đoàn nhà trai chúng tôi đến đây xin được ra mắt với nhà gái và xin phép họ nhà gái tác thành cho hai cháu.
Để tỏ lòng thành, nhà trai chúng tôi có chuẩn bị một chút lễ vật, mong nhà gái chấp thuận để hai cháu nên vợ nên chồng. Tôi xin được mời …… của cháu …… và …… của cháu …… cùng mở tráp lễ mà nhà trai đưa đến để họ nhà gái tỏ tường.
Bài phát biểu của họ nhà gái
Kính thưa quan viên 2 họ, tôi… ông, bác, cha… đại diện nhà gái xin có đôi lời phát biểu. Tham dự buổi lễ ăn hỏi hôm nay, nhà gái chúng tôi có ……….. của cháu….Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt và nhà trai đã có lời thưa chuyện nên trước hết, gia đình nhà gái chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự chuẩn bị lễ vật chu đáo của nhà trai.
Chúng tôi xin được chấp thuận để hai cháu tiến đến hôn nhân. Từ bây giờ trở đi, 2 cháu ….. và cháu …… đã là con dâu, con rể của cả hai nhà, nếu hai cháu có nhỏ dại, mong gia đình dạy dỗ hai cháu để cả hai làm tròn bổn phận con cháu. Nhà gái chúng tôi cũng hy vọng cuộc sống vợ chồng của hai cháu sẽ suôn sẻ, hạnh phúc bên nhau trọn đời. Thay mặt gia đình nhà gái, tôi xin mời nhà trai uống chén nước, ăn miếng trầu mừng hạnh phúc cho hai cháu.”
Bên cạnh lễ nạp tài thì lời phát biểu của hai bên quan họ cũng là những thứ quan trọng cần chuẩn bị trong buổi lễ cưới hỏi ,mà đôi bên nên chuẩn bị trước. Hi vọng với bài viết, giúp mọi người giải đáp được thắc mắc lễ nạp tài đám cưới là gì? gồm những gì và bỏ bao nhiều tiền? để có thể chuẩn bị đầy đủ, giúp buổi lễ cưới hỏi diễn ra thành công tốt đẹp nhất.
Xem thêm: