Lễ bỏ trầu cau là một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng của 1 đám cưới. Vậy, Lễ bỏ trầu cau là, bao gồm những gì, phát biểu gì? Đó là câu hỏi được rất nhiều người, dưới đây sẽ là những giải đáp thắc mắc mà bạn có thể tham khảo qua về vấn đề này nhé!

Tổng hợp những nghi thức trong đám cưới của người Việt

Một đám cưới diễn ra bao gồm rất nhiều hình thức nghi lễ khác nhau. Một đám cưới đầy đủ xưa nay gồm những bước cơ bản nhất có thể nhắc đến đó là:nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, thinh kỳ và thân nghinh. Đó là nghi thức xưa kia ông bà ta luôn tuân thủ theo khi tổ chức đám cưới.

Lễ bỏ trầu cau là, bao gồm những gì, phát biểu gì? Cần chuẩn bị chu đáo cho các nghi thức ra sao?

Tuy nhiên hiện nay đã có những giảm thiểu về các bước tổ chức đám cưới. Hiện nay chỉ còn 3 bước cơ bản nhất đó là: đính hôn, dạm ngõ và rước dâu. Trong đó, để có thể tiến hành bất cứ nghi thức nào bạn cũng cần phải tìm hiểu sâu sắc hơn về các bước, các nghi lễ tiến hành được thực hiện trong nghi thức bỏ trầu. Cô dâu chú rể cùng với những họ hàng, bố mẹ hai bên gia đình cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng theo những nghi thức cưới xin cổ truyền xưa nay để đảm bảo thuần phong mỹ tục.

Bỏ trầu là gì?

Bỏ trầu hay còn có tên gọi khác là lễ dạm ngõ. Đây là một trong những nghi thức quan trọng đầu tiên của một đám cưới. Đây là lễ nhà trai đến nhà gái ra mắt hai bên gia đình, giới thiệu con cái. Sa đó, ngồi bàn chuyện ăn hỏi cưới xin cho 2 con.

Buổi lễ này giống như 1 lời ngõ cho chuyện tình kết duyên sau đó của 2 người con được gia đình cho phép.

>>> Lễ giáp lời là gì?

Ý nghĩa của lễ bỏ trầu

Lễ bỏ trầu có những ý nghĩa vô cùng quan trọng có thể kể đến đó là:

Báo với tổ tiên ông bà

Trước hết, đây được xem là buổi lễ để hai con báo cáo với tổ tiên ông bà. Dù đi đâu làm gì thì việc thờ cúng và tôn trọng gia tiên vẫn là điều mà cha ông ta đặt lên hàng đầu. Đó là một trong những ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi nó là lời báo cáo với những người đấng trên. Đó là lời minh chứng, cần sự chứng kiến và cho phép của tổ tiên gia đình.

Lễ ra mắt thể hiện sự tôn trọng

Không những thế, hiện nay lễ bỏ trầu ra mắt hai bên gia đình, cần sự cho phép của gia đình cũng mang ý nghĩa thể hiện sự tôn trọng đối với nhà gái cũng như với cả bậc phụ huynh hai bên. Bởi nó là lời ngỏ cho tình cảm cũng như những thống nhất về chuyện tình duyên của 2 con. Đây là ý nghĩa thuộc về đạo đức cũng như ý nghĩa tình cảm của lễ bỏ trầu.

Chính thức đồng ý và tán thành chuyện tình duyên

Lễ ngỏ trầu được thực hiện chính là thể hiện được sự đồng ý tán thành chính thức của 2 bên gia đình đối với 2 con. Rằng tình yêu của 2 người được tổ tiên ông bà thông qua, được bố mẹ và họ hàng hai bên đồng ý. Vì vậy, tình cảm của 2 bạn có thể được thể hiện chính thức hơn.

Đó là những ý nghĩa quan trọng nhất của lễ bỏ trầu mà bạn có thể tham khảo qua nhé!

Lễ bỏ trầu tổ chức vào thời điểm nào?

Vậy, thời điểm tổ chức lễ bỏ trầu là thời điểm nào? Chắc chắn khi tổ chức đám cưới thì cần phải đi xem ngày, tìm ngày đẹp để chuẩn bị cho buổi lễ đám cưới và các nghi thức đám cưới được đầy đủ và tốt nhất.

Vì thế, buổi lễ ăn hỏi có thể tổ chức vào những ngày đẹp xem theo phong thủy. Đồng thời buổi lễ ăn hỏi tổ chức trước buổi rước dâu.Buổi lễ bỏ trầu vô cùng quan trọng chính vì thế, chúng ta không thể bỏ qua được. Nó cần tuân theo những phong tục tập quán cưới xin đúng nghĩa của tổ tiên của ông bà xưa kia.

Sính lễ cần chuẩn bị cho buổi bỏ trầu

Vậy, khi làm lễ bỏ trầu, bên nhà trai cần chuẩn bị những sinh lễ như thế nào? Dưới đây là những lễ vật mà nhà trai cần chuẩn bị đem đến nhà gái khi tổ chức buổi lễ bỏ trầu bạn có thể tham khảo qua nhé!

  • Cơi trầu cau: Đây là lễ vật bắt buộc phải có trong ngày thăm hỏi và ra mắt nhà gái bởi nó là sự nên duyên, trầu cau theo quan niệm xưa chính là lợi ngõ cho chuyện tình trăm năm. Bên nhà trai cần phải chuẩn bị cơi trầu cau cho sính lễ đem đến bên nhà gái. Trầu được têm hình cánh phương và được sắp xếp trong những khay sính lễ.
  • Vò rượu cũng là lễ vật không thể thiếu trong danh sách các sính lễ hỏi cưới bên nhà gái.
  • Bánh phu thê cũng là vật cần có trong mâm sính lễ.
  • Ngoài ra có thể có thêm những món đồ sính lễ khác thuộc vùng miền.

Đó là những lễ vật cơ bản bắt buộc phải có trong buổi lễ bỏ trầu mà nhà trai cần phải chuẩn bị.

Những thành viên tham gia buổi lễ bỏ trầu

Lễ bỏ trầu là buổi lễ diễn ra chủ yếu giữa hai bên gia đình. Không có sự tham dự của các thành viên khách mời. Chính vì vậy, không cần quá nhiều người tham gia buổi lễ này.

Tối đa nhất của số thành viên bên nhà trai đến nhà gái là 7 người. Đó chính là bố mẹ bên nhà trai, anh chị em đã có vợ hoặc chồng, cùng với 2 đến 3 người lớn tuổi là ông bà hoặc ông bà đã mất thì sẽ là những người lớn trưởng trong họ nhà trai để đến nhà gái. Những người lớn cùng nhau ngồi nói chuyện để bàn bạc về đám cưới.

Trình tự buổi lễ bỏ trầu

Vậy trình tự buổi lễ bỏ trầu thường diễn ra theo những bước như thế nào? Dưới đây là những bước cơ bản diễn ra buổi lễ bỏ trầu mà bạn có thể tham khảo qua nhé!

Đúng ngày đúng giờ đến

Trước khi tổ chức buổi bỏ trầu, bên nhà trai nhà gái chắc chắn sẽ xem ngày đẹp giờ đẹp rồi. Chính vì thế, cứ đúng ngày đúng giờ đó thì người nhà trai sẽ tiến hành di chuyển đến bên nhà gái với một số sính lễ cần thiết nhất.

Đại diện chào hỏi, phát biểu lý do gặp gỡ

Sau khi bước vào nhà gái thì đại diện bên nhà trai sẽ chào hỏi, giới thiệu và hỏi thăm sức khỏe tình hình bên nhà gái. Sau đó, đại diện bên nhà trai sẽ tiến hành phát biểu những lý do gặp gỡ nhau. Họ sẽ thể hiện những mong muốn, lời ngỏ về tình yêu của 2 cháu nên duyên. Có thể đề cập đến chuyện các cháu quen nhau và ngỏ lời bên bố mẹ cô dâu để đám cưới có thể diễn ra.

Nhà gái cảm ơn

Sau khi nhà trai phát biểu xong, nhà gái sẽ có người đại diện đứng lên cảm ơn. Họ sẽ nhận lời ngỏ của bên nhà trai. Sau đó đại diện cũng có đôi lời phát biểu. Đó là phép lịch sự được thể hiện đối với nhà trai để nên duyên cho 2 con. Không những thế, nhà gái cũng đứng lên phát biểu về những mong muốn cũng như những lời nhờ đầy kính trọng cho buổi lễ kết hôn của 2 con.

Hai bên bàn bạc đám cưới

Sau đó hai bên sẽ cùng nhau bàn bạc về đám cưới. Sẽ nêu ra những kế hoạch cũng như những ngày cưới hỏi tốt nhất cho 2 con. Dự đoán về chi phí đám cưới cũng như vấn đề cỗ bàn và nhân sự cho buổi lễ cưới đó.

Kết thúc buổi lễ, nhà gái mời nhà trai dùng bữa

Cuối cùng sau khi buổi lễ ăn hỏi kết thúc thì hai bên gia đình sẽ cùng nhau ngồi lại với bữa cơm thân mật mà nhà gái chuẩn bị. Đây là nghi thức cảm ơn với nhà trai đặc biệt là nhà trai ở xa đến thăm nhà gái.

Đó là toàn bộ trình tự diễn ra của buổi lễ bỏ trầu mà chúng ta có thể tìm hiểu qua.

Trên đây là toàn bộ những lý giải Lễ bỏ trầu cau là, bao gồm những gì, phát biểu gì ? Buổi lễ trầu cau là vô cùng quan trọng chính vì thế, chúng ta cần phải chuẩn bị kỹ những tinh thần cũng như các sính lễ quan trọng trong buổi lễ đó. Chúc các bạn hạnh phúc!

Tham khảo thêm