Mặc dù người Hoa Sài Gòn đã sinh sống ở nước ta qua nhiều đời nhưng họ vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Các phong tục tập quán đặc biệt là phong tục cưới hỏi của người Hoa ở Sài Gòn vẫn giữ được những điểm mang đậm nét truyền thống mà không bị hòa lẫn hay bị pha trộn với nền văn hóa phong tục của người Việt mình.
Phong tục cưới hỏi của người Hoa ở Sài Gòn như thế nào?
Người Hoa ở Sài Gòn chiếm khoảng 10% dân số toàn thành phố, họ sinh sống tập trung chủ yếu ở khu vực quận 5 và đã tạo thành phố người Hoa vô cùng sầm uất. Đây là nơi hội tụ đầy đủ các dịch vụ kinh doanh buôn bán, ăn uống vui chơi giải trí và mua sắm theo phòng cách người Hoa tại Sài Gòn.
Những nét văn hóa đặc sắc của người Hoa ở Sài Gòn đã góp phần tô điểm và làm phong phúc thêm nét văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc tại Việt Nam. Và một trong số đó phải kể đến những phong tục cưới hỏi đặc sắc của người Hoa.
Cũng giống như người Việt, người Hoa họ cũng quan niệm hôn nhân là một việc hệ trọng và có tính quyết định cả một cuộc đời con người nên các nghi lễ, nghi thức trong lễ cưới cũng cần phải được tiến hành chu đáo và chỉn chu. Và một đám cưới của người Hoa ở Sài Gòn cũng gồm 3 lễ chính đó là: lễ dạm, lễ đính hôn và lễ cưới.
Lễ dạm của người Hoa ở Sài Gòn
Khi chàng trai và cô gái yêu thương nhau và có ý định muốn gắn bó với nhau lâu dài, chàng trai sẽ về thưa chuyện với ba mẹ để nhờ người thân quen làm mai mối. Người này sẽ đến nhà cô gái để xem bên nhà gái có ưng thuận hay không. Nếu nhà gái ưng ý thì lễ dạm hay còn gọi lễ chạm ngõ (lễ xem mặt) sẽ được tiến hành.
Trong lễ này, gia đình 2 bên sẽ gặp gỡ để nói về chuyện thành hôn của đôi trẻ. Khi tới nhà gái, nhà trai sẽ mang theo lễ vật gồm trà, trầu cau, bánh trái để xin phép giày giờ tổ chức lễ hỏi.
Lễ đính hôn (lễ ăn hỏi)
Đây được xem là một lễ quan trọng, nhà trai sẽ mang sang nhà gái 4 mâm lễ vật đó là: trầu cau, rượu trà, đùi heo và bánh trai. Ngoài ra còn một số mâm lễ vật khác tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình nhà trai, điều quan trọng ở đây là các mâm lễ vật đều phải là số chẵn mới tốt.
Trong lễ này, phía nhà trai còn mang đến một số tiền “nợ” để trao cho nhà gái. Số tiền này là bốn con số bốn như: 4.444.000 đồng hay 44.440.000 đồng. Thông thường, sau khi nhận được số tiền này, phía nhà gái sẽ giữ lại 440.000 đồng hoặc 4.400.000 đồng, số còn lại sẽ hoàn lại cho nhà trai. Bởi người Hoa họ quan niệm rằng số 44 là một con số đẹp, nó thể hiện sự bền vững và vuông tròn. Việc trả lại con số 4 đầu và số 4 cuối là có “tiền”, có “hậu”.
Lễ cưới của người Hoa ở Sài Gòn
Trước ngày đám cưới diễn ra, bạn bè và họ hàng sẽ qua nhà cô dâu. Sự có mặt của bạn bè cô dâu sẽ thể hiện sự tốt lành, cô dâu mới sẽ không thấy cô đơn khi về nhà chồng sau này.
Vào giờ lành, chú rể cùng đoàn rước dâu bên nhà trai sẽ qua nhà cô dâu để thực hiện các nghi lễ đón cô dâu mới về nhà chồng. Khi đến cửa nhà cô dâu, chú rể phải xin mở cửa đón cô dâu bằng cách lì xì cho các cô bạn của cô dâu để họ mở cửa cho mình vào trong nhà rước cô dâu.
Cô dâu và chú rể sẽ tiến hành cúi lạy gia tiên, rót trà cho bố mẹ và họ hàng nhà gái xong thì bố mẹ cô dâu sẽ dặn dò và trao một số lễ vật như trang sức, tiền cho cô dâu và chú rể như là món quà hồi môn cho cặp vợ chồng trẻ. Sau đó, cả đoàn rước dâu sẽ ra về và lúc này bà mai sẽ là người cầm dù để che cho cô dâu vào thời điểm chú rể đưa cô dâu ra khỏi nhà bố mẹ đẻ.
Khi về đến chú rể, nhà trai sẽ cử một người đại diện trong nhà ra cầm trà và mở cửa xe để đón cô dâu. Sau khi uống trà, cô dâu sẽ lì xì để cảm ơn. Vào tới trong nhà, cô dâu và chú rể cùng thực hiện các nghi lễ như cúi lạy tổ tiên, ông bà, song thân của chú rể.
Cuối cùng, lễ cưới sẽ được khép lại vào buổi tối tại nhà hàng để gia đình hai bên tổ chức tiệc cưới để mời họ hàng, bà con thân thích và bạn bè đến chia vui với gia đình và chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ.
>>> Xem ngay Phong tục gánh bánh cưới của người Hoa
Mâm quả đám cưới người Hoa có gì khác biệt với người Việt?
Do ảnh hưởng từ bản thân dân tộc và sự giao thoa văn hóa khi sinh sống tại Việt Nam lâu đời, mâm quả cưới của người Hoa cũng có một số điểm giống và điểm khác biệt với mâm quả cưới của người Việt mình. Thông thường, mâm quả đám cưới người Hoa sẽ có 2 loại mâm quả phổ biến sau:
Mâm quả cưới truyền thống
Theo quan niệm truyền thống của người Hoa trước kia, trong lễ cưới nhà trai phải chuẩn bị các loại mâm quả đám cưới dưới đây để mang sang nhà gái:
– Mâm có chứa 4 món hải vị đại diện cho 4 phương bao gồm: tôm khô, mực khô, nấm đông cô và tóc tiên.
– Mâm quýt trong đó quýt phải được dán chữ Hỷ trên đó.
– Mâm quả có chứa một con heo quay.
– Mâm quả có chứa một cặp gà trống và gà mái còn sống.
– Mâm quả chứa bánh cưới.
Mâm quả cưới phổ biến
Hiện nay, với sự phát triển của nền văn hóa xã hội cùng sự giao thoa với nền văn hóa của người Việt mà mâm quả cưới của người Hoa cũng có những điểm thay đổi so với mâm quả truyền thống ngày xưa. Mâm quả cưới phổ biến của người Hoa ở Sài Gòn thường gồm:
– Mâm quả bày trầu cau.
– Mâm quả bày rượu trà.
– Mâm quả bày đùi heo.
– Mâm quả bày tiền và đồ trang sức bằng vàng.
– Mâm hoa quả(thường là mâm quýt).
Dù là mâm quả theo kiểu truyền thống hay phổ biến ngày nay thì số mâm quả cưới mang sang nhà gái phải đảm bảo là số chẵn, có thể là 4,6,8,10… tùy thuộc vào từng điều kiện của phía gia đình nhà trai. Đồng thời các lễ vật được trang trí và bày biện trên mâm quả cũng cần phải đảm bảo sao cho đẹp mắt và hợp lý.
Mong rằng thông qua bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về một vài phong tục cưới hỏi của người Hoa ở Sài Gòn diễn ra như thế nào. Hiểu rõ hơn về những nét đẹp văn hóa trong cưới xin của cộng đồng người Hoa đang sinh sống ở nước ta.
Có thể bạn quan tâm: