Thủ tục trong lễ ăn hỏi miền Trung có gì khác với các vùng miền khác? Đơn giản hay phức tạp hơn? Đó là câu hỏi khiến nhiều người quan tâm, không chỉ người sắp làm lễ cưới hỏi mà cả những người nghiên cứu văn hóa cưới hỏi của Việt Nam cũng rất muốn tìm hiểu. Vậy nên hôm nay ninistore.vn gửi đến các bạn bài viết này nhằm chia sẻ top 5 thủ tục trong lễ ăn hỏi miền Trung Bạn Cần biết để bạn tham khảo.
Top 5 thủ tục trong lễ ăn hỏi miền Trung Bạn Cần biết
Dù đám hỏi miền Bắc, miền Nam hay miền Trung cũng đều có những thủ tục, nghi thức tuần tự trước sau. Có thể mỗi vùng miền sẽ có quan niệm khác nhau nên thủ tục cũng có khác một tí. Sau đây ninistore.vn sẽ cung cấp những thủ tục trong lễ ăn hỏi miền Trung để bạn tham khảo xem có giống với nơi mình đang sinh sống không nhé.
1. Rước lễ
Nhà trai sẽ khởi hành rước lễ qua nhà gái, những người tham gia là những người thân, họ hàng cấp bậc cao trong nhà như bố mẹ, cô bác, chú dì, chú rể và đội đội bưng quả nam. Số lượng đội hình bê quả ăn hỏi tùy thuộc vào số lượng mâm tráp. Nhà trai nên khởi hành sớm hơn để có thời gian kiểm tra lại mọi thứ và trừ hao thời gian kẹt xe hoặc sự cố gì trên đường đi. Nếu chủ quan không trừ hao trước thời gian đôi khi nhà trai sẽ không đến kịp giờ tốt tại nhà gái.
2. Trao lễ và tiếp khách
Bên nhà gái có đội hình nữ bưng quả chưa chồng mặc áo dài đỡ mâm quả do nhà trai mang đến. Đội hình bưng quả của nhà trai sẽ lần lượt trao mâm quả cho đội bưng quả bên nhà gái. Sau đó hai bên nam nữ trào lì xì cho nhau và người ta gọi đó là trao duyên. Cô dâu và đại diện bên nhà gái sẽ mời nước khách mời, đại diện hai bên sẽ nói chuyện, bàn bạc rồi thống nhất ngày giờ rước dâu trong đám cưới.
3. Cô dâu chú rể ra mắt họ hàng
Thủ tục thứ ba khi tổ chức lễ ăn hỏi miền Trung, cô dâu chú rể sẽ ra mắt họ hàng hai bên sau đó mời nước quan khách. Gia đình nhà gái sẽ dâng mâm lễ lên bàn thờ gia tiên và thắp hương như để báo cáo ngày vui của gia đình. Cô dâu chú rể thắp hương cho ông bà tổ tiên để cầu mong hạnh phúc cho cuộc sống về sau. Cũng trong nghi lễ này, bố cô dâu sẽ dùng nến tơ hồng để thắp hương mang ý nghĩa thể hiện sự đồng ý và mọi chuyện đã được giải quyết.
4. Lại quả
Sau khi thực hiện xong nghi lễ thắp hương, kính báo với tổ tiên hai gia đình sẽ có cuộc nói chuyện, giao lưu để có mối quan hệ tốt đẹp cũng như hiểu nhau hơn. Sau đó mẹ cô dâu sẽ chia một phần lễ vật cùng mâm tráp lại cho đoàn nhà trai trước khi họ ra về. Và người ta thường gọi đó là lễ “lại quả” trong đám hỏi.
5. Nhà gái đãi tiệc
Cuối cùng nhà gái sẽ mời nhà trai ở lại và đãi tiệc ăn uống tại nhà hoặc nhà hàng đã được đặt sẵn trước đó. Hai bên sẽ cùng nhau vui vẻ, ăn uống trò chuyện với nhau rồi nhà trai mới chào nhà gái ra về. Tùy theo số người tham dự đám hỏi mà nhà gái đặt số bàn ăn phù hợp nhất.
Lễ vật trong mâm lễ ăn hỏi miền Trung
Trong lễ ăn hỏi của miền Trung có các lễ vật được chuẩn bị theo yêu cầu của nhà gái và thường không thể thiếu được những vật phẩm sau đây:
Mâm trầu cau
Trong mọi lễ ăn hỏi ở miền Trung trong mâm quả hầu như đều có sự hiện diện của trầu cau. Người ta khi lựa chọn cau phải đồng đều, tươi xnah, không quá già cũng không được quá non. Cau được xếp nguyên buồng hàng trăm quả trong mâm tráp gỗ sơn son thếp vàng. Phải được kết thành hình long phụng hay hình trái tim từ lá cây vạn tuế.
Khi cau được têm cùng lá trầu mang một ý nghĩa đặc biệt, nó tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng sắt son, bền chặt đến đầu bạc răng long. Nếu là người Huế thì trong mâm trầu cau của họ thường phải có thêm gừng và muối để thể hiện lời hứa chung thủy giữa vợ chồng với nhau. Người ta có câu “gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” cùng với ý nghĩa này.
Tham khảo thêm: Nhẫn cưới vàng 18k giá bao nhiêu 1 cặp
Mâm bánh phu thê
Theo quan niệm của người xưa, bánh phu thê tượng trưng cho sự ngọt ngào, sự gắn bó bên nhau của vợ chồng. Bánh phu thê thường xếp thành từng cặp nó mang ý nghĩa tình nghĩa vợ chồng không bao giờ tách rời nhau, luôn bền chặt với nhau.
Mâm chè, rượu, thuốc
Mâm quả trong lễ ăn hỏi ở miền Trung cũng không thể thiếu chè, rượu và thuốc. Vật phẩm này dùng để dâng lên bàn thờ tổ tiên nên nếu thiếu nó coi như con cháu không nhớ về tổ tiên để báo cáo và cầu hạnh phúc. Mâm tráp này cũng cần được bố trí đẹp mắt, lịch sự, sang trọng để thể hiện lòng kính trọng của con cháu đối với ông bà tổ tiên của mình.
Đôi nến
Người miền Trung khi tổ chức lễ ăn hỏi trong mâm quả cũng không thể thiếu cặp nến tơ hồng. Cặp nến này thể hiện tình yêu lúc nào cũng bùng cháy, có đôi có cặp, nó cũng khá trang trọng khi thắp lên bàn thờ tổ tiên nên bất cứ gia đình nào cũng cần phải có. Ngoài ra nhà trai còn chuẩn bị thêm một số lễ vật khác theo yêu cầu nhà gái như gà luộc, xôi, mứt sen, bánh kem…
Một số phong tục khác trong lễ ăn hỏi ở miền Trung
– Lễ vật gồm có 5 mâm quả: Quả trầu cao gồm 105 quả cau tượng trưng cho câu nói trăm năm hạnh phúc, quả trà rượu, phong bì tiền hỗ trợ cho nhà gái tổ chức lễ đám hỏi. Nhà trai còn mang theo vàng, có thể là đôi hoa tai hoặc nhẫn. Ngoài ra còn có quả bánh kem đính hôn, quả nem chả có số lượn chẵn, mâm ngũ quả được kết hình rồng phượng, quả bánh phu thê.
– Thường thì mẹ chồng sẽ trao cho con dâu vòng tay, nhẫn hoặc hoa tai vàng và một phong bì tiền mừng dâu. Phong bì tiền dọn trong quả trà rượu sẽ đưa cho ba mẹ cô dâu và số tiền này sau này được nhà gái cho lại đôi vợ chồng.
– Về số lượng người trong đoàn rước dâu thì người miền Trung tổng số phải ứng với số sinh hoặc lão như 1, 2, 3, 4, 5, 6… tương ứng là sinh, lão, bệnh, tử, sinh, lão… Còn đoàn đưa dâu của nhà gái có số lượng nhiều hơn miễn đảm bảo số sinh hoặc lão.
Trên đây là top 5 thủ tục trong lễ ăn hỏi miền Trung Bạn Cần biết ninistore.vn muốn gửi đến để các bạn tham khảo. Hy vọng bài viết đã cung nhiều thông tin hữu ích cho mọi người. Hãy theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin, kiến thức hữu ích khác nhé. Xin chân cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn.
Xem thêm:
- NHỮNG THỨ NHÀ GÁI CẦN CHUẨN BỊ TRONG LỄ ĂN HỎI
- ĐÁM HỎI CÓ CẦN RỂ PHỤ KHÔNG
- ĂN HỎI CÔ DÂU NÊN MẶC ÁO DÀI MÀU GÌ
- ĐÁM HỎI CÔ DÂU CÓ CẦM HOA KHÔNG
- ĐÁM HỎI CÓ CHO VÀNG CÔ DÂU, CHÚ RỂ KHÔNG