Bạn là người đam mê lịch sử và muốn tìm tòi, nghiên cứu về trang phục cổ trang Việt Nam thời xưa? Bạn là nhà thiết kế muốn tìm hiểu về những loại trang phục nào để hình thành ý tưởng cho bộ sưu tập sắp đến của mình? Vậy mời bạn hãy theo dõi bài viết sau đây, NiniStore sẽ tổng hợp trang phục cổ trang Việt Nam thời cổ đại để bạn tham khảo và nắm bắt nhiều thông tin hơn nhé.

Trang phục cổ trang của người phụ nữ Việt Nam thời cổ đại

Qua từng thời kỳ trang phục của phụ nữ Việt Nam có sự thay đổi, có thể là đổi mới một phần nào đó hoặc thay đổi hoàn toàn. Sự thay đổi này liên quan đến quan niệm cũng như tình hình chung của từng thời kỳ. Sau đây ninistore.vn sẽ cung cấp các thông tin trang phục cổ trang của phụ nữ Việt Nam thời cổ đại để bạn tham khảo:

Thời Hùng Vương với văn hóa Đông Sơn (Năm 2000 TCN – 200 SCN)

Trang phục cổ trang Việt Nam của phụ nữ thời kỳ này thường mặc áo ngắn đến bụng, xẻ ngực, bó sát vào cơ thể. Phía trong thì mặc yếm kín ngực cổ tròn sát cổ, có trang trí thêm hình ảnh những tấm hạt gạo. Hoặc có loại áo cánh ngắn, cổ vuông, hở một phần vai và ngực hoặc kín ngực, để hở một phần vai và trên lưng. Trên áo có những hoa văn trang trí, thắt lung có ba hàng chấm trang trí cách đều nhau quấn ngang bụng.

trang-phuc-thoi-hung-vuong
Trang phục thời Hùng Vương

Trang phục triều nhà Lý (Thế kỷ 11-13)

Triều đại này trang phục cổ trang có sự phân biệt giữa các tầng lớp nhân dân và quan lại. Trang phục thời kỳ này có điểm nổi bật chính là hoa văn trang trí, hoa văn hình xoắn, hình móc… được thêu rất tinh xảo trên trang phục. Những hoa văn này mang một ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự giao hòa giữa thiên nhiên và cuộc sống con người.

trang-phuc-thoi-nha-ly
Trang phục thời nhà Lý

Trang phục thời kỳ nhà Tần tới tiền Lê (Thế kỷ 15-16)

Trang phục của phụ nữ thời kỳ này được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn từ thế kỷ 13-15, phụ nữ mặc áo có phần ống tay rộng, phần áo choàng có cổ áo khoét sâu rộng và mặc một chiếc yếm quây phía trong cùng. Giai đoạn cuối thể kỷ 15 – đầu 16, phần cổ áo lúc này đã được may kín đáo hơn, phần cổ tròn, ống tay gọn gàng và màu sắc cầu kỳ và bắt mắt hơn giai đoạn trước đó.

trang-phuc-thoi-nha-tan-tien-le
Trang phục thời nhà Tần – tiền Lê

Trang phục nhà Lê (Thế kỷ 15-16)

Trang phục ở giai đoạn này có nhiều kiểu dáng và thiết kế đa dạng, cầu kỳ. Trang phục có nhiều lớp áo choàng,  màu sắc bắt mắt có nhiều nét giồng với kiểu áo choàng Hanfu của Trung Quốc. Phần ống tay rộng, thắt lưng to ngang eo để cố định bộ áo choàng lại. Tuy nhiên bộ áo choàng này lại không được nhiều người hưởng ứng vì nó ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa.

trang-phuc-thoi-nha-le
Trang phục thời nhà Lê

Trang phục thời nhà Mạc (Thế kỷ 16)

Trang phục của thời kỳ nào gần giống với chiếc áo tứ thân, vấn khăn mỏ quạ của phụ nữ Việt Nam vào thế kỷ 19-20. Phụ nữ để tóc dài, vấn khăn, rẽ đường ngôi giưa, mặc áo dài tứ thân cổ tròn, thắt lưng buông dài, váy dài rộng. Tầng lớp quý tộc thì mang những dải xiêm nhiều màu sắc rủ xuống chân. Ngoài ra còn có nhiều trang sức như vòng tay tròn dẹt, hoa tai hình quả bầu, hình hoa sen hoặc tròn…

Tham khảo thêm: Cho thuê đồ trang phục thổ dân nam nữ

trang-phuc-thoi-nha-mac
Trang phục thời nhà Mạc

Trang phục thời Hậu Lê (Thế kỷ 17-18)

Thời kỳ này xuất hiện nhiều kiểu trang phục khác nhau, các bộ váy áo đã thể hiện được nét văn hóa riêng. Trang phục của phụ nữ thời Hậu Lê khá kín đáo, nhiều lớp áo màu sắc khác nhau, phần ống tay rọng. Trang phục hầu gái có áo cổ tròn, vạt áo tay dài hoặc tay ngắn, váy đơn hoặc váy xếp lớn, tay áo rộng hoặc hẹp…

trang-phuc-thoi-hau-le
Trang phục thời Hậu Lê

Trang phục thời Hậu Lê – Tây Sơn (Thế kỷ 18)

Trang phục của phụ nữ thời Tây Sơn khá cầu kỳ, có nhiều chi tiết thêu may tỉ mỉ. Trang phục có phần giống với chiến phục, họ không mặc váy mà lại mặc quần vì thời kỳ này theo quy định là cấm phụ nữ mặc váy vì cho rằng nó dung tục. Bởi vậy các trang phục đều phải mặc quần dài kín đáo trong suốt thời kỳ này.

trang-phuc-thoi-hau-le-tay-son
Trang phục thời Hậu Lê – Tây Sơn

Trang phục cổ trang Việt Nam thời nhà Nguyễn (Thế kỷ 19)

Thời kỳ này áo dài, áo yếm, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, nón quai thao… trở thành những trang phục và phụ kiện thể hiện nét đặc trưng của dân tộc. Những người thuộc tầng lớp quý tộc lúc bấy giờ chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây nên đã mặc những chiếc váy xòe, đầm cách tân hiện đại. Trong đó Hoàng hậu Nam Phương – Vị Hoàng hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam mặc trang phục Tây phương rất đẹp.

trang-phuc-thoi-nha-nguyen
Trang phục thời nhà Nguyễn

Một số hình ảnh về trang phục cổ trang Việt Nam của nam giới

trang-phuc-con-mien-thoi-ly-tran
Trang phục Cổn Miện thời Lý, Trần

Đây chính là trang phục Cổn Miện thời Lý, Trần được phục dựng lại theo phù điêu cổ Ngô thị gia bi. Trên trang phục được trang trí nhiều họa tiết, hình ảnh kích thước to lớn mang ý nghĩa đặc trưng của lối sống giai đoạn lúc bấy giờ.

trang-phuc-cua-vuong-cong-trieu-nguyen
Trang phục của Vương công triều Nguyễn

Trên hình là trang phục của các vương công triều Nguyễn với những họa tiết được thêu sắc xảo cũng thể hiện ý nghĩa riêng. Đồ dành cho tầng lớp quý tộc nên được làm từ chất liệu vải cao cấp thể hiện sự sang trọng, cao quý.

trang-phuc-trung-luu-thoi-nguyen
Trang phục trung lưu thời Nguyễn

Còn đây là trang phục ao cổ tròn bốn vạt và dép quai ngang, được sử dụng trong tầng lớp trung lưu thời Nguyễn. Bộ trang phục thời kỳ này khá đơn giản, không có họa tiết trang trí quá nhiều nên không tóa lên sự sang trọng.

trang-phuc-cua-vua-tran-anh-tong
Trang phục của vua Trần Anh Tông

Đây là một trong những trang phục của vua Trần Anh Tông, đồ của nhà vua khá đơn giản, ít trang trí họa tiết nên cũng không có gì quá nổi bật. Hình ảnh của nhà vua xuất hiện trong trong tranh cổ Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ.

Trên đây chúng tôi đã tổng hợp trang phục cổ trang Việt Nam thời cổ đại để bạn tham khảo. Hy vọng bạn đã tiếp thu được nhiều thông tin, kiến thức hữu ích sau khi theo dõi bài viết. Để cập nhật thêm nhiều điều hay và thú vị khác mời bạn thường xuyên theo dõi website ninistore.vn nhé. Xin chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại!

Xem thêm: