Bất cứ cặp đôi nào trước khi tổ chức đám cưới cũng cần làm lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn. Dù muốn rút ngắn thời gian để đám cưới diễn ra nhanh nhất cũng không thể bỏ qua lễ ăn hỏi vì đó là phong tục của người Việt từ xưa đến nay. Với bài viết này, ninistore.vn sẽ giải đáp cụ t thể lễ ăn hỏi là gì, tiếng Anh lễ ăn hỏi là gì, đồng thời cung cấp thêm các thông tin liên quan khác để bạn tham khảo. Mời bạn hãy theo dõi nhé!
Lễ ăn hỏi là gì, tiếng Anh lễ ăn hỏi là gì?
Lễ ăn hỏi hay còn được gọi là lễ đính hôn, đây là một phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Lễ ăn hỏi nhằm thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ, cô gái trở thành vợ sắp cưới của chàng trai và chàng trai trở thành chồng sắp cưới của cô gái. Trong lễ ăn hỏi nhà trai mang lễ vật đến nhà gái, sau khi nhà gái nhận lễ tức đã chấp nhận gả con gái cho nhà trai và chỉ cần chờ đến ngày cưới để công bố đến hai họ, người thân, bạn bè.
Ngoài ra, một số bạn thắc mắc lễ ăn hỏi trong tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, lễ ăn hỏi có 2 cách viết, đó là “engagement party” và “pre-wedding ceremony”. Cả hai đều mang ý nghĩa là lễ ăn hỏi nên bạn muốn dùng từ nào cũng phù hợp. Vậy bạn đã biết sử dụng lễ ăn hỏi trong tiếng Anh là như thế nào rồi phải không nào. Việc này giúp bạn có thể làm những băng rôn hoặc tấm dán viết bằng chữ tiếng Anh để trang trí thêm trong lễ đính hôn của mình.
Thành phần tham gia và lễ vật trong lễ ăn hỏi
Thành phần tham gia trong lễ ăn hỏi có họ nhà trai gồm chú rể, ông bà, bố mẹ, anh chị em, bạn bè và đội bưng quả nam khoảng 3, 5, 7 hoặc 9 người. Còn nhà gái gồm có cô dâu, ông bà, bố mẹ, gia đình và đội bưng quả nữ tương ứng với số người trong đội bưng quả nam. Lễ vật trong lễ đính hôn gồm có trầu cau, bánh cốm, mứt sen, chè, thuốc lá, bánh phu thê, bánh đậu xanh, lợn sữa quay, tiền dẫn cưới…
Theo phong tục thường dùng bánh cặp gồm 2 thứ bánh tượng trưng cho âm dương. Có thể là bánh phu thê và bánh cốm, trong đó bán phu thê tượng trưng cho Dương, còn bánh cốm tượng trưng cho Âm. Nếu là bánh chưng và bánh dày thì bánh chưng tượng trưng cho Âm còn bánh dày tròn là Dương. Các loại bánh này thường được đựng trong hộp giấy màu đỏ hoặc bọc trong giấy đỏ vì màu sắc này tượng trưng cho sự may mắn, sự vui mừng.
Ở miền Bắc, trong lễ vật còn phải có một con lợn sữa quay, còn miền miền Nam thì có một chiếc nhẫn, một dây chuyền hoặc bông tai đính hôn. Số lễ vật phải là số chẵn, là bội số của 2 tượng trưng cho đôi lứa có nhau. Nhưng lễ vật đó lại được xếp trong số lẻ của tráp vì số lẻ này tượng trưng cho sự phát triển. Ngoài ra còn có lễ vật dẫn cưới nhằm thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Đồng thời nhà trai cũng muốn thể hiện thiện ý đóng góp một phần vật chất để nhà gái giảm bớt chi phí cho lễ ăn hỏi.
Thủ tục diễn ra lễ ăn hỏi
Mặc dù không quá rườm rà như lễ đám cưới nhưng lễ ăn hỏi cũng cần trải qua các thủ tục cơ bản sau đây mới trở nên trọn vẹn:
Rước lễ vật
Lễ vật trong lễ ăn hỏi cần được sắp xếp một cách gọn gàng và thẩm mỹ, phải bày vào quả sơn son thếp vàng hay mâm đồng đánh bóng phủ vải đỏ. Ngày xưa, người đội lễ phải khăn áo chỉnh tề, thắt dây lưng đỏ còn ngày nay đội bưng quả có thể mặc áo dài đỏ. Khi đến nhà gái phải dừng cách đó khoảng 100m, sắp xếp đội hình rồi mới đội lễ vào nhà gái.
Tham khảo thêm: Địa chỉ mua trâm cài tóc cổ trang Trung quốc
Tiếp khách
Lễ ăn hỏi là một lễ quan trọng nên nhà gái cần chuẩn bị chu đáo hơn lễ chạm mặt. Lễ này chủ yếu là sự bàn bạc cụ thể và chính thức của hai bên gia đình về việc chuẩn bị lễ cưới nên nhà gái không bày tiệc mặn mà chỉ mời dùng trà. Nhưng hầu như ngày nay các gia đình đều chuẩn bị tiệc mặn để đãi họ nhà trai để tạo không khí gần gũi hơn.
Cô dâu và nhà gái
Cô dâu phải ngồi trong phòng đến khi nào chú rể vào đón hoặc cha mẹ gọi thì mới được bước ra. Cô dâu chú rể ra mắt tổ tiên bằng cách thắp hương lên bàn thờ, cô dâu cầm ấm trà đi từng bàn rót nước mời khách. Còn về phần nhà gái, khi nhận lễ rồi đặt một phần lên bàn thờ gia tiên. Sau lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ thực hiện lễ lại quả, tức chia một phần bánh trái, trầu cau cho nhà trai. Khi nhà trai nhận tráp để bê về thì để ngửa chứ không được úp tráp lại.
Biếu trầu
Ngày xưa khi lễ ăn hỏi kết thúc, nhà gái sẽ dùng lễ vật nhà trai mang đến để chia từng gói nhỏ để làm quà biếu cho họ hàng, bạn bè, làng xóm… Điều này có ý nghĩa là sự loan báo ý muốn nói cô gái đã đã có nơi có chỗ. Khi chia bánh, trầu cau phải chia theo số chẵn nhưng kiêng chia hai quả, tức mỗi nơi phải từ bốn quả cau và bốn lá trầu trở lên. Còn theo ngày nay cũng chia bánh trái, thường có kèm theo những tấm thiếp của đôi bên hai họ báo tin đính hôn của đôi trẻ.
Trang phục
Về trang phục của cô dâu trong đám hỏi thường là áo dài, nếu có điều kiện cô dâu có thể may luôn cho mình bộ áo dài để mặc luôn trong lễ cưới và có thể mặc vào những dịp lễ sau này. Cô dâu còn có thể sắp luôn những đồ trang sức như xuyến, vòng, hoa tai. Còn chú rể sẽ mặc trang phục là comple, cà vạt hoặc một số người chọn mặc áo dài tương đồng với thiết kế của áo dài cô dâu.
Nếu bạn muốn thuê trang phục đám hỏi tại TPHCM thì có thể liên hệ đến shop NiNiStore vì ở đây có bán và cho thuê rất nhiều mẫu áo dài cô dâu chú rể đẹp, sang trọng mà giá thành lại rẻ. Trang phục từ họa tiết đơn giản đến sang trọng, màu đỏ hay trắng hay hồng shop đều có. Đồ toàn là hàng cao cấp, chất liệu vải xịn nên bạn hoàn toàn yên tâm khi mua hoặc thuê đồ của NiNiStore nhé.
Chia lễ
Đến phần chia lễ, nhà gái có thể nhờ các cô gái trong họ hoặc bạn bè chia giúp. Khi nhà trai dẫn lễ ăn hỏi đến nhà gái, nhà gái thường làm cơm thiết đãi, sau lễ thì hai bên gia đình giao kết gắn bó với nhau. Ngày xưa hai nhân vật chính sẽ không được phép gặp nhau trong thời gian này, trừ trường hợp đặc biệt hai bên gia đình mới cho phép gặp. Nhưng ngày nay sau khi lễ ăn hỏi kết thúc chàng trai và cô gái vẫn gặp nhau bình thường. Ngày xưa lễ ăn hỏi cách đám cưới có khi lên tận 4-5 năm nhưng ngày ngay đã được rút ngắn thời gian, dài nhất cũng chỉ 1 năm và có gia đình làm lễ chỉ cách nhau vài ngày.
Bài viết trên chúng tôi đã giải đáp lễ ăn hỏi là gì, tiếng Anh lễ ăn hỏi là gì, đồng thời cung cấp một số thông tin liên quan khác để bạn tham khảo. Hy vọng bạn thu thập được nhiều điều hữu ích và thường xuyên theo dõi các bài viết khác tại ninistore.vn để cập nhật thêm thông tin, kiến thức. Xin chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại!
Xem thêm:
- LỄ ĐÁM HỎI MIỀN TÂY NAM BỘ
- THỦ TỤC TRONG LỄ ĂN HỎI MIỀN TRUNG
- ĐÁM HỎI CÓ CHO VÀNG CÔ DÂU, CHÚ RỂ KHÔNG
- ĐÁM HỎI CÔ DÂU CÓ ĐEO NHẪN CƯỚI KHÔNG
- ĐÁM HỎI CÔ DÂU CÓ CẦM HOA KHÔNG