Trong ngày cưới của cô dâu, chú rể sẽ có tổ chức nhiều nghi lễ trong đó có rước dâu. Đây là một nghi lễ khá quan trọng trong lễ cưới hỏi. Ở mỗi vùng khác nhau sẽ có phong tục tập quán khác nhau, ngay trong cả những tục lệ quan trọng như là đám hỏi, đám cưới,… Biết được những phong tục, kiêng kỵ trong lễ đón dâu sẽ giúp hai bên gia đình sắp xếp được nghi thức tổ chức đám cưới được tốt hơn.

Từ đời xưa đến nay, thường những kiêng kỵ và phong tục trong các nghi lễ truyền thống nhất là đám cưới đều được con người giữ lại, họ luôn tránh phạm phải những điều kiêng kỵ để tránh được nhiều điều không hay thì cuộc sống gia đình mới hòa thuận, hạnh phúc được. Nhiều người luôn thắc mắc rằng trong lễ đón dâu, mẹ chồng có đi đón dâu hay không? Mẹ chồng đi đón dâu là tốt hay xấu? Ngay sau đây hãy cùng ninistore.vn đi tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này.

Mẹ chồng có đi đón dâu không?

Ông cha ta thường nói “Có kiêng có lành”, chính vì điều này mà hầu như người Việt nào cũng rất chú trọng vào những nghi lễ truyền thống. Lễ rước dâu được xem là một nghi lễ khá quan trọng trong ngày cưới, nếu như phạm phải những kiêng kỵ không đáng có thì có thể ảnh hưởng rất nhiều đều cuộc sống gia đình sau này, xảy ra nhiều mâu thuẩn, chuyện buồn không đáng có.

Việc nắm bắt được những tục lệ và kiêng kỵ trong lễ rước dâu sẽ giúp hai bên gia đình sắp xếp được trình tự diễn ra các nghi lễ, giúp cho buổi lễ được diễn ra đúng như mong muốn. Ngoài ra còn có thể tránh được những điều không hay sẽ xảy ra khi phạm phải kiêng kỵ. Nhiều người thắc mắc rằng mẹ chồng có nên đi đón dâu hay không? Vì sao trong nghi lễ đón dâu ở nhiều nơi mẹ chồng lại không xuất hiện?

Ở nhiều nơi đặc biệt là miền Bắc, người ta quan niệm rằng mẹ chồng không nên đi đón dâu. Phụ nữ là nội tướng trong gia đình cho nên không nên giáp mặt nhau sớm, chỉ có các bậc trưởng thượng và chú rể mới có thể đi rước dâu. Phong tục này ngày càng  phổ biến ở các tỉnh miền Bắc. Người ta cho rằng, mẹ chồng và nàng dâu không nên giáp mặt sớm để bớt đụng độ sau này, cuộc sống giữa hai người sẽ yên ả và bớt va chạm hơn.

me-chong-co-di-don-dau-khong
Mẹ chồng có đi đón dâu không?

Tùy theo phong tục của từng miền, nhiều nơi lễ hồi môn được trao vào ngày đám hỏi cho nên đến ngày rước dâu thì mẹ chồng không cần xuất hiện ở nhà gái nữa mà có thể ở nhà sắp xếp công việc gia đình, hôn sự. Cũng có nhiều nơi thì mẹ chồng vẫn tham dự vào lễ rước dâu cùng với đoàn họ trai, tuy nhiên trường hợp này khá ít nhưng vẫn có.

Mỗi nơi sẽ có một phong tục tập quán khác nhau cho nên trước khi tổ chức đám cưới thì cô dâu và chú rể phải bàn bạc với nhau về những tục lệ của hai nhà như thế nào để có thể trình bày lại với người lớn. Tránh những khuất mắt giữa hai nhà tạo không khí không vui cho ngày cưới cũng như sau này.

Những kiêng kỵ khác trong lễ đón dâu

Lễ đón dâu là một nghi lễ quan trọng trong ngày cưới của cô dâu chú rể cho nên cả hai bên gia đình đều nên nắm những kiêng kỵ trong gia đình để có thể có được một buổi lễ đám cưới hoàn thiện, không xảy ra bất trắc gì khiến cho cuộc sống gia đình sau này bị đảo lộn, gặp nhiều điều không vui. Sau đây, ninistore.vn sẽ chia sẻ cho mọi người một số những kiêng kỵ trong lễ đón dâu một cách chi tiết và cụ thể nhất.

Kiêng chuẩn bị bàn thờ tổ tiên sơ sài

Nghi lễ rước dâu sẽ được tổ chức ngay trước lại bàn thờ tổ tiên, dưới sự chứng kiến của rất nhiều người cho nên gia đình nhà gái phải tiến hành dọn dẹp và chuẩn bị đầy đủ những thức cần thiết để khi tới giờ đón dâu thì cô dâu, chú rể và bố mẹ tiến hành thắp hương báo cáo với tổ tiên ở trên. Nếu gia đình chuẩn bị sơ sài, không dọn dẹp bàn thờ sẽ bị ông bà quở trách và không vừa lòng.

Tham khảo thêm: Đám hỏi cô dâu có đeo nhẫn cưới không

Kiêng kỵ đón dâu không đúng giờ hoàng đạo

Thông thường, trước khi tổ chức một nghi lễ gì đó thì người Việt đều sẽ đi xem ngày lành tháng tốt, giờ hoàng đạo nào là có thể tổ chức nghi lễ để cầu mong mọi điều suông sẻ. Đối với ngày đám hỏi, ngày cưới thì việc xem ngày, xem giờ là điều chắc chắn phải có. Những mốc cụ thể như giờ nhà trai bắt đầu xuất phát lên đường đến nhà gái, giờ tổ chức nghi lễ trước ông bà tổ tiên, giờ diễn ra lễ rước dâu,… đề sẽ được chú trọng một cách tuyệt đối.

Giờ tổ chức lễ rước dâu cũng như các nghi lễ khác tùy thuộc theo tuổi của cô dâu và chú rể, thông thường sẽ có ba mốc giờ cần lưu ý đó là lúc nhà chú rể bước ra khỏi cửa để đi đón cô dâu, hai là lúc đặt chân vào nhà gái, ba là lúc chú rể đón cô dâu về làm lễ gia tiên. Ở nhiều nơi người ta rất kiêng kỵ điều này, có cả trường hợp gia đình chú rể đã đến nhà gái rồi nhưng vẫn chưa tới giờ tốt nên phải ngồi đợi thêm 1, 2 tiếng đồng hồ nữa mời bước vào nhà tiến hành nghi lễ rước dâu.

Kiêng kỵ cô dâu tự xuất hiện trước hai họ

Khi nhà rể đến thì nhà gái ra cửa đón, tuy nhiên cô dâu không được xuất hiện ngay lúc này mà phải ngồi trong phòng. Cho đến khi mẹ của cô dâu vào phòng và đưa ra để giới thiệu cho hai bên gia đình thì mới ra mắt nhà trai và thực hiện những nghi lễ bái tơ hồng. Phong tục này là do quan điểm rằng không nên để gia đình nhà trai thấy mặt cô dâu trước chú rể, cô dâu sẽ bị mất duyên. Cho nên cô dâu tốt nhất vẫn nên ngồi yên trong phòng đợi mẹ ruột đưa ra ngoài giới thiệu với hai bên gia đình. Cũng có nhiều nơi, thay vì mẹ cô dâu vào rước ra thì chú rể lại là người vào phòng và rước cô dâu ra.

nhung-kieng-ky-khac-trong-le-don-dau
Những kiêng kỵ khác trong lễ đón dâu

Kiêng kỵ cô dâu khóc và quay trở lại nhà mẹ đẻ sau khi được rước ra khỏi cửa

Khi cô dâu và chú rể đã hoàn thành lễ bái tơ hồng thì sẽ cùng nhau bước ra khỏi cửa, dù có thương nhớ hay vướng víu chuyện gì, quên đồ gì thì cũng không được quay trở lại và bước vào nhà mình. Lễ đón dâu kiêng kỵ cô dâu khóc và ngoái đầu lại nhìn nhà mẹ đẻ. Sở dĩ có quan niệm này là vì người xưa cho rằng cô dâu đã theo nhà chồng nếu còn vương vấn gì gia đình thì sẽ sớm bỏ chồng về nhà mẹ đẻ, không chu toàn với công việc nhà chồng. Không chỉ mang đến nhiều điềm xui xẻo mà còn làm cho hôn nhân gặp nhiều bất trắc, không bền vững.

Kiêng kỵ không để cô dâu có bầu đi vào nhà bằng cửa chính

Cô dâu đang mang bầu luôn sẽ chịu nhiều thiệt thòi và hạn chế nhiều nghi lễ hơn so với thông thường. Cô dâu có bầu là những người không còn trinh nguyên, nếu như bước vào nhà bằng cửa chính thì sẽ khiến cho ông bà tổ tiên không hài lòng, quở trách. Điều này khiến cho việc làm ăn trong gia đình sau này sẽ không được thuận lợi, vợ chồng cũng không hạnh phúc, đầm ấm. Đối với nhiều người thì quan điểm này đã khá lạc hậu, tuy nhiên cũng có nhiều gia đình còn khá quan trọng việc nên cho nên các cô dâu nên hỏi thăm về vấn đề kiêng kỵ này để có thể chuẩn bị trước khi lễ đám cưới được tổ chức, tránh làm mất lòng gia đình nhà chồng.

Kiêng kỵ cô dâu treo quần áo, đồ dùng đè lên đồ vật của chồng

Có nhiều nơi người ta quan niệm rằng, khi mới rước dâu về thì áo quần cô dâu treo lên trước sau đó áo quần chú rể đè lên phần áo cô dâu. Mềm gối của cô dâu cũng nằm dưới mền gối của chú rể. Điều này để chứng tỏ rằng chú rể là ngừi làm chủ gia đình và được tôn trọng. Quan điểm này được cho là quan điểm lỗi thời, cũ kĩ tuy nhiên cũng có nhiều nơi mẹ chồng thường hay kiêng cử với mong muốn rằng gia đình sẽ được yên vui, hạnh phúc.

Hiện nay, nhiều tục lệ đã bắt đầu ít dần đi, người ta không còn kiêng kỵ quá nhiều thứ nữa, tuy nhiên các cô dâu, chú rể cũng nên lưu ý về những tục lệ kiêng cử của nhau để tránh trường hợp gây hiểu lầm và khuất mắt với hai bên gia đình. Bài viết Mẹ chồng có đi đón dâu không? Thời đại nào rồi mà còn hỏi đã giải đáp những thắc mắc xung quanh những kiêng kỵ trong lễ rước dâu. Hi vọng thông qua bài viết này, mọi người đã có thể nắm batws một số vấn đề kiêng cử để tránh những điều không hay sẽ xảy ra trong cuộc sống gia đình sau này.

Xem thêm: