Bạn đang chuẩn bị cho đám cưới cả đời của mình và thắc mắc không biết Sinh lễ, mâm quả đám cưới người hoa gồm những gì để có thể đến nhà gái ngày rước dâu? Dưới đây là toàn bộ những hướng dẫn chuẩn bị mâm quả đám cưới và sính lễ cho ngày cưới đầy đủ mà bạn có thể tham khảo qua nhé!

Sinh lễ, mâm quả đám cưới người hoa gồm những gì đầy đủ và ý nghĩa nhất?

Lễ xin dâu là gì?

Trong bất cứ một đám cưới nào của người Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung thì lễ xin dâu không bao giờ thiếu được. Lễ xin dâu được diễn ra trước lễ rước dâu. Nếu như với những ai ở xa thì việc thực hiện lễ xin dâu nên được xem và tổ chức cùng ngày với lễ rước dâu.

Lễ xin dâu được tổ chức đơn giản hơn lễ rước dâu rất nhiều. Lễ xin dâu chỉ cần 1 người đại diện bên gia đình nhà trai cùng với mẹ của chú rể đến nhà gái dâng ít trầu cau, ít rượu. Sau đó, hai bên gia đình sẽ thống nhất giờ rước dâu chính thức. Việc xin dâu như thế này là 1 hình thức thống nhất 2 bên gia đình trước để tiến hành lễ thành hôn vào ngày rước dâu chính thức.

Đây là luật tục từ xa xưa của cha ông ta. Không thể nào có thể bác bỏ đi được. Bởi nếu thiếu lễ xin dâu thì sẽ không thể nào hoàn thành được lễ kết hôn của cô dâu và chú rể.

Đôi nét về phong tục chuẩn bị sính lễ, mâm quả cưới trong dân gian

Từ xa xưa đến nay, khi làm đám cưới, nhà trai phải có những sính lễ cưới hỏi dâng đến nhà gái. Những sính lễ đó được xem như là lời cảm ơn, là lời cảm tạ nhà gái đã nuôi nấng và dạy dỗ cô dâu bấy nhiêu năm trời.

Những mâm quả cưới, những món quà cưới, sính lễ cưới thay cho lời ngỏ xin rước dâu về. Nó giống như 1 hình thức thăm hỏi tế nhị về việc rước dâu. Từ xưa đến nay, mâm bánh kẹo, quả cưới luôn luôn phải có mặt không thể nào thiếu được. Nó giúp cho 2 bên gia đình mở đầu câu chuyện giúp tác hợp cho con cái. Nó giúp cho cô dâu chú rể có thể về chung 1 nhà. Là khởi đầu của câu chuyện 1 cuộc đời dài. Chính vì thế, mâm quả cưới và các sính lễ phải được dâng lên tổ tiên ông bà trước để báo cáo cho việc trăm năm của 2 con. Từ đó, xem như là lộ lá trong nhà, là lời cầu chúc duyên trăm năm, con cái đầy đàn, và mãi mãi hạnh phúc.

>>> Xem ngay 10 việc cần phải chuẩn bị trong lễ đính hôn

Tầm quan trọng của sính lễ và mâm quả trong ngày cưới

Sính lê và mâm quả trong ngày cưới không thể nào thiếu được. Cho dù có vội đến đâu, cho dù kinh phí đám cưới eo hẹp thì mâm quả cưới và những sính lễ đơn giản nhất vẫn phải chuẩn bị đầy đủ.

Các sính lễ sẽ được dâng tặng nhà gái 2 lần. 1 lần là ngày bỏ trầu. Ngày đầu tiên dâng trầu cau, dâng lễ để chuẩn bị cho lễ cưới chính thức. Sau đó, sẽ dâng mâm quả cưới vào ngày rước dâu. Mâm quả ngày rước dâu là mâm quả để báo hiếu với cha mẹ cô dâu. Đây cũng có ý nghĩa là của hồi môn mà nhà trai để lại cho bố mẹ cô dâu. Nó giống như 1 lời biết ơn, 1 sự kính trọng với gia đình nhà gái. Nó cũng giống như lời cảm tạ đối với những đấng ông bà, những bậc tổ tiên trong nhà về sự tác hợp duyên của cô dâu với nhà chồng.

Cho dù những quy luật về các sính lễ về cưới xin có thay đổi như thế nào thì những quy định sính lễ và mâm quả cưới là điều bất biến với thời gian, nằm cùng phong tục cưới xin mãi mãi.

Sinh lễ, mâm quả đám cưới người hoa gồm những gì?

Vậy bạn có biết, sính lễ mâm quả đám cưới gồm những gì không? Dưới đây là những loại quả và đồ cần phải có cho sính lễ hỏi cưới mà nhà trai cần chuẩn bị:

Trầu cau

Người ta nói miếng trầu là đầu câu chuyện. Vì vậy, trong mâm hỏi cưới miếng trầu không thể nào thiếu được. Nó là điểm khởi đầu cho tình duyên, miếng trầu làm nên duyên vợ chồng trăm năm. Miếng trầu thắm nồng là tượng trưng cho sự thủy chung son sắt không thể nào phai nhòa.

Bánh phu thê

Những cặp bánh phu thê cũng là món đồ không thể thiếu được trong mâm sính lễ. Những cặp bánh phu thê ngọt ngào kết nối tình nghĩa trăm năm hoàn thuận. Nó làm cho tình cảm vợ chồng thêm khăng khít, không thể nào chia ly.

Quả đu đủ

Đu đủ tượng trưng cho con đàn cháu đống. Vì thế, những quả đu đủ trong mâm quả giống như biểu tượng lời chúc về sự sum vầy gia đình, con cái đuề huề, cuộc sống ấm áp và vô cùng đủ đầy mà những cặp vợ chồng mới cưới đều ao ước.

Chăn màn

Trong sính lễ có chăn màn. Nó tượng trưng cho chăn ấm đệm êm, là sự hòa thuận trong gia đình. Tránh được những xung đột cãi vã. Nó làm cho vợ chồng thêm gắn kết bền chặt, tình yêu thêm son sắt.

Chiếc gối nhỏ

Đây cũng chính là lễ vật tượng trưng cho lời chúc, lời cầu ước trăm năm đầu ấp tay gối không xung đột, không chia ly.

Sính lễ dâng lên gia đình nhà gái, khi ngày kết hôn đã xong, có những vật dụng cô dâu sẽ đem theo về nhà chồng nhưng cũng có 1 số thứ sẽ để lại cho bố mẹ. Chủ yếu trầu cau sẽ là những thứ cần để lại trên bàn thờ gia tiên. Những mâm quả được bài trí đẹp mắt cũng sẽ được dùng để thờ. Còn lại những vật dụng cho cuộc sống hôn nhân, cô dâu có thể đem theo về nhà chồng vào buổi lại mặt gia đình nhà gái cách đó 3 hôm.

Lưu ý những điều cấm kỵ khi làm lễ kết hôn

Hiện nay, với những lứa tuổi trẻ người non dạ, có thể sẽ chưa hiểu hết được những điều gì cần cấm kỵ trong ngày cưới. Vì vậy, hãy lưu ý những điều cấm kỵ khi làm lễ kết hôn dưới đây để tránh nhé!

Tránh làm rơi vỡ chén bát

Trong những ngày làm lễ cưới, hạn chế tối ưu nhất việc làm rơi vỡ đồ đạc. Bởi việc làm rơi vỡ đó là điềm báo cho sự đổ vỡ trong hôn nhân. Mà trong những ngày tác hợp duyên trăm năm trọng đại thì đó là điều cấm kỵ.

Cô dâu tránh ngồi trên đầu giường trong đêm tân hôn

Vào đêm đầu tiên về nhà chồng, cô dâu lưu ý không ngồi lên đầu giường. Bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Nếu như bị mẹ chồng nhìn thấy cũng sẽ bị khiển tránh và có cảm tình không tốt. Bởi với bên nhà gái thì việc ngồi lên đầu giường như vậy sẽ giúp cô dâu có thể quản lý được chồng, sai bảo chồng.

Nhưng trong hôn nhân, thực chất nên có sự quan tâm lẫn nhau. Không nên để việc đè đầu cưỡi cổ làm điều phá hoại hạnh phúc hôn nhân chỉ trong ngày đầu tân hôn như vậy.

Không đá cưới khi gia đình có người mất chưa được giỗ đầu

Trong gia đình nếu như có người mất chưa được giỗ đầu thì không được tổ chức đám cưới. Đó là luật tục xưa nay. Thế nhưng hiện nay vẫn có rất nhiều gia đình đã bỏ qua vấn đề này. Điều này làm ảnh hưởng đến gia đình, đến dòng họ và ảnh hưởng đến sự kính trọng tổ tiên ông bà. Đặc biệt là những người đã mất.

Muốn tổ chức hôn lễ, hãy để người mất xong giỗ đầu tiên. Đặc biệt là cha mẹ mất thì không được kết hôn cho đến giỗ thứ 3 của họ. Đó là sự kính trọng mà chúng ta cần phải thực hiện.

Trên đây là những lưu ý cơ bản nhất cho chúng ta khi tổ chức lễ cưới xin hiện nay. Đảm bảo tránh được những điều cấm kỵ để cưới được tổ chức một cách đúng đạo lý và đúng với phong tục tập quán nhất.

Có lẽ những chia sẻ trong bài viết trên đây cũng đã giúp bạn biết được Sinh lễ, mâm quả đám cưới người hoa gồm những gì rồi đúng không nào? Hãy chuẩn bị thật kỹ càng cho lễ cưới chuyện trăm năm ngàn đời kết duyên của bạn nhé! Ninistore.vn chúc bạn trăm năm hạnh phúc!

Xem thêm