Đám hỏi là một nghi lễ quan trọng của người Việt và nếu như không có chuyện gì quá gấp gáp thì nhất định lễ đám hỏi phải được tổ chức và diễn ra theo đúng nghi thức. Nhiều người vẫn còn thắc mắc về việc đám hỏi thì có cần phải có người bưng quả hay không, có cần phụ rể hay không, trình tự diễn ra lễ đám hỏi như thế nào,… Trong bài viết ngày hôm nay, ninistore.vn sẽ giải đáp thắc mắc Đám hỏi có cần bưng quả không?

Sính lễ trong đám hỏi gồm có những gì?

Lễ đám hỏi là ngày hai bên gia đình gặp mặt, như là một nghi thức xin cưới hỏi và bàn bạc những vấn đề quan trọng cho ngày cưới sắp diễn ra. Đây cũng là dịp hai bên gia đình tiếp xúc, nói chuyện để có thể hiểu hơn về nhau, đồng thời sắp xếp những vấn đề cần thiết trong ngày đám cưới của cô dâu và chú rể. Lễ đám hỏi không có quá nhiều người như lễ cưới , tuy nhiên phải có đầy đủ cha mẹ và người thân của hai bên gia đình.

Lễ đám hỏi là một nghi thức quan trọng cho nên cả hai bên gia đình phải chuẩn bị một cách tươm tất và tốt nhất có thể để tránh những điều không hay và ảnh hưởng đến không khí của buổi lễ. Sính lễ là một thứ không thể thiếu trong lễ đám hỏi của cô dâu và chú rể, nó không chỉ là lòng biết ơn của nhà trai đối với nhà gái mà còn là sự tôn trọng của nhà trai.

Tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng vùng và điều kiện của mỗi gia đình mà sinh lễ có thể nhiều hay ít. Lễ vật sẽ được sắp xếp trong mâm quả và được chuẩn bị trước ngày cưới để nhà trai mang sang cho nhà gái. Đối với người miền Nam thì mâm quả thường là số chẵn, thông dụng nhất vẫn là 6 hoặc 8. Còn đối với người miền Bắc thường là số lẻ và có thể chọn 5, 7, 9 mâm quả.

Mâm quả lễ vật đối với người miền Nam được bày khá gọn gàng, đơn giản, có thê được đậy nắp quả và phủ khăn đỏ bên ngoài. Còn đối với mâm quả theo phong tục của người miền Bắc thì có vẻ cầu kì và đẹp mắt hơn, các mâm lễ thường được bày trí theo hình tháp, cao. Tuy nhiên thì dù được trang trí với hình thức như thế nào đi chăng nữa thì lễ vật ăn hỏi đều phải có đầy đủ những lễ vật cần có.

Đầu tiên đó là khay rượu, tiêm trầu, hai vật này sẽ được dùng trong nghi thức lễ để mời rượu và mời trầu cho cha mẹ và những người họ hàng của hai bên gia đình. Mâm trầu cau là mâm quả quan trọng nhất và được lựa chọn kĩ càng từ màu sắc cho đến số lượng. Trái cau trong lễ vật phải tròn, xanh, gắn kết chặt chẽ với nhau. Buồng cau và lá trầu cũng cần phải được lựa chọn theo số lượng, thông thường  thì khoảng 80 hoặc 100.

Tiếp đến là mâm trái cây và bánh, đối với mâm trái cây thì thường có các loại quả như thanh long, táo, xoài, mảng cầu, nho. Đây là những loại quả được cho là mang may mắn, giàu sang, phú quý cho cô dâu và chú rể. Quản bánh có thể là quả bánh phu htee được bày trí đẹp mắt hoặc bánh kem, mang ý nghĩa gắn kết hai vợ chồng, sẽ luôn yêu thương và cùng nhau vượt qua mọi khó khăn.

Ngoài ra, nhà trai còn có thể chuẩn bị những lễ vật ăn hỏi khác như là heo quay, xôi gà, bánh cốm,… Những lễ vật này cũng được chọn làm lễ vật đám hỏi và tùy thuộc vào đặc trưng của mỗi khu vực, từng miền mà nhà trai có thể có những quyết định và sự lựa chọn khác nhau. Mâm quả cưới hỏi từ xa xưa đến nay là một nét đặc trưng không thể thiếu tỏng phong tục cưới hỏi của người Việt. Cho nên nhà trai cần phải chú trọng trong việc lựa chọn lễ vật, sắp xếp mâm tráp sao cho đúng cách nhất.

Tham khảo thêm: Ăn hỏi cô dâu nên mặc áo dài màu gì

Đám hỏi có cần bưng quả không?

Mâm quả đám hỏi sẽ được nhà trai chuẩn bị và mang đến cho nhà gái trong đám hỏi. Người mang những lễ vật này không ai khác chính là người bưng quả – các phù rể. Các phù rể sẽ bưng quả sang nhà gái và đưa tận tay cho các phù dâu của nhà gái. Những mâm quả này sẽ được đưa lên trên bàn thờ tổ tiên và sau khi tổ chức nghi lễ thì nhà gái sẽ chia một ít lễ vật cho nhà trai để nhà trai mang về theo tục lại quả truyền thống.

Quy trình trao mâm quả trong tục lễ ăn hỏi được diễn ra theo trình tự đó là chuẩn bị đội hình bưng quả, hai gia đình sau khi bàn bạc sẽ thống nhất số lượng tráp. Nhà trai chuẩn bị đôi bê tráp và nhà gái chuẩn bị hội đỡ tráp, sau khi tới đúng ngày giờ đã định thì đoàn đại diện nhà trai sẽ lên đường bưng quả đám hỏi tới nhà gái.

Khi tới giờ đẹp thì nhà trai sẽ sắp xếp theo thứ tự bậc trong gia đình, đầu tiên là ông bà, bố mẹ chú rể đi đầu sau đó là đội bưng quả đám cưới và các thành viên trong gia đình. Sau khi hai nhà đã chào hỏi xong thì đoàn bưng quả nhà trai sẽ trao lễ cho đội bưng quả của nhà nữ và để mâm quả vào nhà. Đội bưng quả nam và nữ sẽ được trao phong bao lì xì trả duyên cho nhau, các phong bao này thường do hai nhà tự chuẩn bị.

Xem thêm